"S50014 + 81 99 " Là Lỗ Đen Vũ trụ Lớn Nhất Mà Con Người Từng Phát Hiện

Ngày:12/06/2020  
S50014 + 81 99 là lỗ đen lớn nhất mà chúng chúng Ta tìm thấy cho đến nay.
Đây là một hình ảnh hoạt hình của lỗ đen. Nó có khối lượng gấp 40 tỷ lần Mặt trời và với đường kính 236 tỷ km. Dấu chấm nhỏ màu đỏ này  ngay dấu mũi tên có kích thước bằng toàn bộ hệ mặt trời của chúng ta, bao gồm cả PLuto.
Lỗ đen vũ trụ còn gọi là hố đen hay hốc đen, thường thì trong vùng trung tâm của mỗi thiên hà có một hố đen siêu khổng lồ, là một vùng không - thời gian có một trường hấp dẫn mạnh đến nỗi không có vật chất nào nói chung chiếm khối lượng và không gian nhất định ở đó, nó nghiền nát mọi thứ, hoặc chẳng có các bức xạ và ánh sáng nào có thể thoát ra khỏi nó. Thuyết tương đối rộng tiên đoán một lượng vật chất với khối lượng đủ lớn nằm trong phạm vi đủ nhỏ sẽ làm biến dạng không thời gian để trở thành lỗ đen.

Xung quanh lỗ đen là một mặt xác định bởi phương trình toán học gọi là chân trời sự kiện, mà tại đó khi vật chất vượt qua nó sẽ không thể thoát ra ngoài lỗ đen được. Lỗ đen gọi là "đen" bởi vì nó hấp thụ mọi bức xạ và vật chất hút qua chân trời sự kiện, giống như một vật đen tuyệt đối trong nhiệt động lực học; nó cũng không phải là một loại "lỗ" hay "hố" nào mà là vùng không thời gian không để cho một thứ gì thoát ra. Lý thuyết trường lượng tử trong không thời gian cong tiên đoán tại chân trời sự kiện lỗ đen có phát ra bức xạ giống như vật đen có nhiệt độ nhất định phát ra bức xạ nhiệt. Nhiệt độ này tỉ lệ nghịch với khối lượng của lỗ đen, khiến cho rất khó quan sát được bức xạ này đối với các lỗ đen có khối lượng sao hay trung bình.
Hình minh họa một lỗ đen có khối lượng gấp vài lần Mặt Trời cùng với sao đồng hành của nó chuyển động gần nhau đến mức khoảng cách giữa chúng nhỏ hơn giới hạn Roche. Vật chất của ngôi sao gần đó bị lỗ đen hút về tạo nên đĩa bồi tụ vật chất. Chùm hạt và bức xạ năng lượng cao phóng ra ở hai cực do tác động của sự quay quanh trục và từ trường của lỗ đen.
Đĩa bồi tụ bao quanh lỗ đen siêu khối lượng ở trung tâm của thiên hà elip khổng lồ Messier 87 trong chòm sao Xử Nữ. Khối lượng của nó ước tính bằng 6.5 ± 0.7 × 109 M☉ vào năm 2019.Đây là hình ảnh đầu tiên về hố đen thu được từ dự án Kính thiên văn Chân trời sự kiện, công bố ngày 10 tháng 4 năm 2019.Trong hình ảnh được các nhà khoa học công bố ngày 10 tháng 4 năm 2019, vòng tròn màu đen ở giữa chỉ là "chiếc bóng" của lỗ đen có đường kính xấp xỉ 2,6 lần chân trời sự kiện nằm bên trong vùng bóng tối này. Ranh giới của nó là vòng vật chất phát sáng bao quanh được phóng đại bởi hiệu ứng thấu kính hấp dẫn và hình dạng ảnh hưởng từ sự quay của lỗ đen. Màu sắc trong hình là màu được các nhà khoa học của EHT lựa chọn để thể hiện độ phát sáng của các vật chất bao quanh.

Đĩa bồi tụ vật chất

Hình minh họa một lỗ đen có khối lượng gấp vài lần Mặt Trời cùng với sao đồng hành của nó chuyển động gần nhau đến mức khoảng cách giữa chúng nhỏ hơn giới hạn Roche. Vật chất của ngôi sao gần đó bị lỗ đen hút về tạo nên đĩa bồi tụ vật chất. Chùm hạt và bức xạ năng lượng cao phóng ra ở hai cực do tác động của sự quay quanh trục và từ trường của lỗ đen.




www.Uviet.net