Tại sao những con khủng long sống trong biển bị tuyệt chủng mặc dù tiểu hành tinh gây ra huỷ diệt rơi trên đất liền?

Ngày:13/07/2020  

Loài Bò sát biển không phải khủng long

"Khủng long sống trong biển" Không hẳn vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu:
loài bò sát biến Mosasaurus
Ảnh:  Thằng lằn sông Mosasaurus
Thật không may, không có trong danh sách khủng long sống trong biển. như các thằng lằn sông Mosasaurus, Thằn lằn cá Ichthyosaurus, bò sát biển lớn Plesiosaurus và các động vật thủy sinh khác sống cùng thời với khủng long được gọi đơn giản là bò sát biển. Chỉ vì họ của chúng được gọi là "Saurus" không có nghĩa chúng là loài khủng long. Các loài bò sát biển đến từ một nhóm khủng long khác, vì vậy chúng không được phân loại là khủng long tương tự như thằng lằn bay Pterizards.

Nhưng, OK, chúng ta hãy thảo luận về nó, bởi vì điều đó rất thú vị.
bò sát biển Plesiosaurus
Ảnh: bò sát biển lớn Plesiosaurus
Đầu tiên, tiểu hành tinh lao vào trái đất gây ra sự tuyệt chủng hàng loạt trong sự kiện tuyệt chủng Phấn Trắng-Đệ Tam K-PG cách đây 65 triệu năm thực sự được cho là thiên thạch này đã rơi trên biển chứ không phải trên đất liền.
nguyên nhân khủng long tuyệt chủng

Tiểu hành tinh được ước tính có đường kính từ 10 - 15 km và đâm vào trái đất với tốc độ 40.000 km mỗi giờ. Trong thực tế, như chúng ta đã biết, khối lượng chứa trong một vật thể càng lớn kết hợp với tốc độ của vật thể càng lớn thì động lượng mà nó tạo ra là vô cùng lớn. Năng lượng tác động của tiểu hành tinh K - PG được ước tính mạnh hơn nhiều so với năng lượng tích lũy của tất cả các vũ khí hạt nhân mà con người từng chế tạo ngày nay.

Vụ va chạm đã dẫn đến một trận động đất với quy mô hơn 10 trên thang độ Richter, Sóng xung kích vụ nổ đã ra một cơn sóng thần lớn Cao tới vài km và sóng xung kích đã bao trùm toàn bộ hành tinh. Các khối thiên thạch còn lại bị văng vào bầu khí quyển và rơi xuống khắp thế giới như những thiên thạch nhỏ gây ra vô số các đám cháy lớn.
núi lủa gây bụi bao phủ trái đất

Nếu điều đó là chưa đủ tồi tệ, năng lượng của vụ va chạm thiên thạch sẽ nâng lớp vỏ Trái đất xung quanh và gửi năng lượng xung động qua lớp phủ của Trái đất, gây ra các vụ phun trào núi lửa ở nhiều nơi. Sự kết hợp của bụi từ các vụ va chạm thiên thạch và núi lửa đã bao phủ chặn ánh sáng mặt trời trong một thời gian rất dài khiến thực vật không thể quang hợp.

Vậy còn dưới biển thì sao?

Như chúng ta đã biết, biển cũng có thực vật riêng, cả những thực vật thực sự và những thực vật dưới dạng các sinh vật quang hợp khác như thực vật phù du và tảo. Không có ánh sáng mặt trời chiếu vào mặt biển, chúng sẽ chết dần. Với nền tảng của chuỗi thức ăn chính bị hoàn toàn sụp đổ, các động vật ăn thực vật cũng bị ảnh hưởng. Chúng chết dần vì không có thức ăn, kể cả các loài bò sát biển lớn.
thuỷ sinh phù du trong biển
Các sinh vật phù du trong nước biển bị chết dần chết mòn do bụi thiên thạch và núi lửa bao phủ trái đất ngăn ánh sáng mặt trời trong một thời gian dài, khí tảo biển và các sinh vật thủy sinh không thể quang hợp, các loài có kích thước to lớn sẽ chết trước do thiếu chuỗi cung cấp thức ăn.
sinh vật phù du cung cấp thức ăn cho cá
Ảnh: các sinh vật phù du trong biển 
tảo biển quang hợp

Những kẻ có thể sống sót trong hoàn cảnh như vậy là những động vật nhỏ hoặc động vật có thể tồn tại lâu mà không cần thức ăn. Cá mập lớn và rùa biển khổng lồ tuyệt chủng với các loài bò sát biển, nhưng cá mập và rùa nhỏ hơn, chúng cần ít thức ăn hơn, nên vẫn có thể sống sót. Các loài bò sát biển giống như loài trong hình trên sẽ bị tuyệt chủng tương đối nhanh vì biển không còn tài nguyên để hỗ trợ cuộc sống của các loài động vật có kích thước to lớn. Ít nhiều giống như trên đất liền, nơi khủng long trở thành nạn nhân.


www.Uviet.net