Nhật Bản mua phi đạn Tomahawk nhằm chống lại các mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên

Ngày:13/05/2017  
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang quan tâm đến việc mua sắm các hỏa tiễn trình BGM-109 Tomahawk nhằm đối phó với mối đe dọa từ Bình Nhưỡng, theo các báo cáo khác nhau. Hiện tại, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản chưa được trang bị vũ khí tấn công có khả năng vượt biển Nhật Bản và vũ khí tự vệ chống lại mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên.

Zcomity (13-05-2017) Theo các báo cáo, chính phủ Nhật Bản đang nghiên cứu mua các hỏa tiễn hành trình Tomahawk để đối phó với các mối đe dọa từ việc thử nghiệm hạt nhân và hỏa tiễn của CHDCND Triều Tiên gần đây.

Lực lượng phòng vệ Nhật Bản hiện không sở hữu loại vũ khí có khả năng tấn công xuyên biển Nhật Bản và tự vệ trước mối đe dọa từ Bắc hàn. Theo nhật báo Sankei Shimbun của Nhật, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang quan tâm đến việc mua tên lửa hành trình BGM-109 Tomahawk nhằm đối phó với các mối đe dọa từ Bình Nhưỡng.

Tháng trước, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã nói chuyện với Thủ Tướng Abe về vấn đề Bắc Triều Tiên. Tòa Bạch Ốc cho biết sau cuộc hội đàm rằng Trump "đã nói rõ, Mỹ sẽ tiếp tục tăng cường khả năng của mình nhằm ngăn chặn Bình Nhưỡng và bảo vệ các đồng minh, với năng lực quân sự của mình. Tòa Bạch Ốc nhấn mạnh rằng "Hoa Kỳ sẽ cùng đứng bên cạnh các đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc khi đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọng từ Bắc Triều Tiên".


Nhật bản là Một Cường Quốc Quân Sự hàng đầu trong thời Đệ Nhị Thế Chiến (hiện nay Nhật Bản có thừa khả năng chế tạo Bom nhiệt Hạch hay còn gọi là Bom Hyrogen), sau một thời gian dài dưới sự chiếm đóng của Mỹ (1945-1952), Nhật Bản giành lại độc lập. Tuy nhiên theo Điều chín của Hiến pháp Nhật Bản, Nhật Bản bị cấm xây dựng quân đội thường trực hoặc tiến hành chiến tranh với bất cứ mục đích gì.

Ảnh: các binh sĩ Nhật Bản


Mặc dù hiến pháp Nhật Bản nói rằng "lực lượng hải, lục, không quân, cũng như tiềm năng chiến tranh khác, sẽ không bao giờ được duy trì," Tự vệ đội, hay Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản được thành lập ngay sau khi Mỹ kết thúc chiếm đóng Nhật Bản. Hiện nay Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản của Nhật có 225.000 người, trong đó mạnh nhất là lực lượng hải quân. Với ngân sách 50 tỉ USD/năm (kể cả chi phí cho quân đội Mỹ ở Nhật Bản), chi tiêu quân sự của Nhật Bản đứng hàng thứ ba sau Mỹ-400 tỷ, trên cả Nga-15 tỷ. Từ năm tài khoá 2002, ngân sách quốc phòng Nhật đã vượt con số 1% GDP, vươn lên hàng thứ hai trên thế giới.

Hướng phát triển quân đội Nhật Bản chủ yếu tập trung vào giảm số lượng nhưng tăng chất lượng, trang thiết bị, tăng khả năng cơ động, mở rộng phạm vi hoạt động của lực lượng phòng vệ Nhật Bản, tăng cường hợp tác với Mỹ, đồng thời đẩy nhanh các biện pháp củng cố an ninh, phòng ngừa, công khai về quốc phòng qua các hoạt động, diễn đàn chung về an ninh, giải trừ quân bị; trao đổi quân sự với các nước trong và ngoài khu vực.
Xem thêm:




Nguyễn Thế Anh