Boeing Phát Triển Phòng Không Tầm Ngắn Avenger Thế Hệ Mới

Ngày:17/03/2017  

Boeing đã hiện đại hóa hệ thống phòng không Avenger của hãng từng sản xuất vào năm 1980 để đáp ứng lời kêu gọi của Quân đội Mỹ để lấp đầy Khoảng trống trong lĩnh vực phòng không tầm ngắn cho các lực lượng cơ động.


Avenger lần đầu tiên xuất hiện trong dây chuyền sản xuất tại Boeing vào năm 1987 nó từng được biết đến là một hệ thống bảo vệ Thủ Đô. Nhưng đó là một hệ thống đã cũ, hông có tính cơ động nó dựa vào hỏa tiễn Stinger, là loại đạn hồng ngoại thụ động. Boeing đã đưa ra 1.100 hệ thống này cho Hoa Kỳ và các đối tác quốc tế trong nhiều năm qua. Hiện chỉ có bốn hệ thống  Avenger trong thành phần hoạt động - phần còn lại được xếp trong lực lượng dự bị - trong khi quân đội dự kiến các cuộc chiến tương lai trong những môi trường có nhiều tranh chấp và dầy đặc với máy bay cánh cố định và xoay của kẻ thù.

Boeing đang tìm kiếm để giải quyết tất cả những mối đe dọa bằng cách trang bị cho Avenger như một máy phóng đa nhiệm. Công ty đã đưa khái niệm này lên Hội Nghị Sức mạnh toàn cầu của Lực lượng vũ trang Hoa Kỳ với hỏa tiễn Sidewinder AIM 9X được lắp ở một bên và một bên khác là hỏa tiễn Hellfire Longbow, gắn trên cùng hệ thống này là vũ khí laser năng lượng cao. Boeing cũng đã bắn thử hỏa tiễn Stinger và Javelin trên thiết bị này.

Trong khi quân đội đang có ý tưởng xây dựng Avengers cũ và đưa chúng vào sử dụng kết hợp với thỏa tiễn Stinger như là giải pháp, thì Boeing tin rằng hệ thống này có tính linh hoạt và có khả năng nhiều hơn trong phiên bản hiện đại.

Theo Jim Leary, giám đốc Công ty  Integrated Air & Missile Defense and Directed Energy, hiện Boeing có thể xây dựng một phiên bản mới, được bổ sung sức mạnh gấp đôi so với một phần ba giá thành của một hệ thống cũ.

Mặc dù sẽ có lợi cho Boeing về mặt kinh tế vì họ chỉ tiếp tục phát triển trên hệ thống cũ, Leary nói rằng nó được phát triển để mang lại khả năng tốt hơn cho chiến binh, chứ không thuần túy là để kiếm nhiều tiền. Boeing ban đầu đã nâng cấp hệ thống Avenger một vài năm trước đây cho Chương trình U.S Army Program Executive Office Missiles & Space, nhưng lựa chọn trở nên ít hấp dẫn hơn so với Chương trình Indirect Fire Protection Program phát triển nhanh gọi tắt là IFPC .

Tuy nhiên, hiện nay Quân đội đang ở trong một tình huống cần gấp hệ thống phòng không tầm ngắn cơ động, Leary nói. IFPC sẽ quá nặng nề khi trên một chiếc xe tải quá lớn, để có hiệu quả cho lực lượng cơ động, ông lưu ý. Trong khi Avenger mới là "giải pháp tức thời mà chúng tôi mong muốn đã sẵn sàng để đi vào quá trình thử nghiệm trong vòng sáu đến chín tháng sau khi hợp đồng được ký kết", Leary nói.


Nguyễn Thế Anh