Kiến thức cơ bản - Các bộ phận hợp thành vùng biển của một Quốc gia

Ngày:03/01/2016  

+ Nội thủy:
- Là vùng nước nằm bên trong dường cơ sở, được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền, thuộc chủ quyền toàn vẹn và tuyệt đối của một quốc gia. Bất khả xâm phạm.
+ Lãnh hải:
- Rộng 12 hải lý (1852m), tính từ đường cơ sở.
- Thuộc chủ quyền nhưng không tuyệt đối vì tàu thuyền nước ngoài dược phép lưu thông nhưng không được gây hại trong lãnh hải của nước ven bờ. Tuy nhiên nước ven bờ có quyền quy định đi theo nhưng tuyến phân luồng riêng, hoặc ban hành luật lệ để kiểm soát và giám sát.
+ Vùng tiếp giáp lãnh hải:
- Rộng 12 hải lý tính từ phía ngoài của lãnh hải
- Quốc gia ven biển chỉ được thực hiện thẩm quyền hạn chế trong một số lĩnh vực nhất định đối với tàu thuyền nước ngoài. Nhưng có quyền thực hiện các hoạt động kiểm soát nhằm ngăn ngừa hoặc trừng trị những sai phạm diễn ra trên lãnh hải của mình.
+ Vùng đặc quyền kinh tế:
- Rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở
- Quốc gia ven biển được quyền thăm dò, khai thác hoặc cho phép nước khác vào khai thác nhưng đặt dưới quyền kiểm soát của mình, các quốc gia khác được quyền tự do lưu thông, đặt dây cáp và ống dẫn ngầm nhu7g phải thông qua quốc gia ven biển, được sử dụng biển vào mục đích khác hợp pháp về mặt quốc tế.
+ Thềm lục địa:
- Là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, nơi nào là bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở không đến 200 hải lý thì thềm lục địa nơi ấy được mở rộng ra 200 hải lý kể từ đường cơ sở.




Zcomity Team
www.Zcomity.com