Trung Quốc Sẽ trở thành quốc gia tiêu thụ điện hạt nhân lớn nhất thế giới

Ngày:03/11/2015  

Năng lực về điện hạt nhân của Trung Quốc đang trên đà tăng gấp 3 vào năm 2020 và tăng 
gấp 5 lần vào năm 2030, điều này sẽ biến Trung Quốc trở thành quốc gia tiêu thụ 
điện hạt nhân lớn nhất thế giới. Đến năm 2050, năng lượng điện hạt nhân nước 
này sẽ  vượt quá 350 GW , bao gồm khoảng 400 lò phản ứng hạt nhân mới, và đã tạo 
ra hơn 1000 tỷ USD  đầu tư  cho hạt nhân. Nguồn: Viện Nghiên cứu Tepia
Nếu ai đó nghĩ rằng các nhà máy điện hạt nhân đang dần dần lụi tàn trên toàn cầu, vậy là họ đã không để ý đến Trung Quốc. Hơn 100 lò phản ứng điện hạt nhân sẽ khởi động ở Trung Quốc trong thập kỷ tới. Chiến lược này được nêu trong dự thảo Kế hoạch 5 năm mới của Trung Quốc bao gồm từ năm 2016 đến năm 2020. Vậy đó là kế hoạch thứ 13 của Trung Quốc, và nước này đã vẫn duy trì khá gần với hầu hết các mục tiêu trước đây của họ.

Theo các tài liệu, chính phủ nước TQ sẽ đầu tư hơn 100 tỷ USD để xây dựng khoảng 7 lò phản ứng mới mỗi năm từ nay đến năm 2030.

Đến năm 2050, năng lượng hạt nhân của Trung Quốc sẽ vượt quá 350 GW tại nước này, bao gồm khoảng 400 lò phản ứng hạt nhân mới, và đã gây dựng hơn 1000 Tỷ USD đầu tư điện hạt nhân.

Cao điểm cho việc mở rộng nầy xuất phát từ sự ô nhiễm không khí khổng lồ ở Trung Quốc từ các nhà máy điện đốt than hiện nay, đây là vấn đề không có gì ngạc nhiên nếu bạn đã một lần đến Bắc Kinh trong 5 năm vừa qua. Cùng với sự cần thiết phải tăng gấp đôi sản lượng điện của họ để chuẩn bị cho phần còn lại của dân số họ sắp trở thành tầng lớp trung lưu, không có gì ngạc nhiên về năng lượng điện, cũng như nhiều hình thức khác của thế hệ, đang được đẩy mạnh lên rất nhiều.

Trung Quốc có 27 lò phản ứng điện hạt nhân đang hoạt động, 24 lò khác đang được xây dựng, và còn nhiều hơn nữa. Kế hoạch này nhằm lắp đặt khoảng 150 GW vào năm 2030.
Khói bụi mù mịt ở Bắc Kinh đã đạt đến điểm mà người dân Trung Quốc dường như đã quen dần với nó. Nhưng những ảnh hưởng sức khỏe đang trở nên cùng cực (vài trăm nghìn người chết mỗi năm ở Trung Quốc từ việc sử dụng than đá) và Chính phủ nhận ra cần phải thay thế các nhà máy điện đốt than bằng những nhà máy hạt nhân và từ các nguồn có lượng carbon thấp. Như vậy nước này đang lên kế hoạch để xây 
dựng 400 lò phản ứng vào năm 2050. Và họ đang tiến hành .

Tập đoàn Hạt nhân Nhà Nước Trung Quốc gần đây đã ký một thỏa thuận với công ty năng lượng hạt nhân mới của Bill Gates là TerraPower, để mang lại lò phản ứng hạt nhân tiên tiến nhất trên thế giới vào thị trường tiêu thụ trước năm 2030. Trong thực tế, Trung Quốc muốn có một đội tàu hạt nhân, nói chung là phải đạt công nghệ tiên tiến nhất.

Trái lại, Ủy ban điều tiết hạt nhân của Hoa Kỳ vừa ban hành giấy phép hoạt động đầu tiên từ năm 1996, Tennessee Valley Authority (TVA), một giấy phép hoạt động 40 năm  đã hoàn thành trong thời gian gần đây và nâng cấp lên Watts Bar Unit 2.  Watts Bar là nơi đầu tiên thực hiện theo quy định mới có liên quan đến Fukushima về chiến lược giảm thiểu rủi ro cho các nhiên liệu đã qua sử dụng của NRC.

Tất nhiên, Trung Quốc không chỉ muốn thay thế hạm đội than cũ kỹ của họ bằng các lò phản ứng hạt nhân mới, mà còn muốn trở thành nhà xuất khẩu công nghệ hạt nhân hàng đầu, bao gồm các thành phần nặng trong chuỗi cung ứng toàn cầu mà các quốc gia tiên tiến đều e ngại sự ấu trĩ về công nghệ kỹ thuật cao về hạt nhân của Trung Quốc sẽ là mối hiểm nguy khôn lường cho nhân loại cho thời gian sắp tới đây.

Bằng cách tận dụng đầy đủ các công nghệ phương Tây mà Trung Quốc có được thường qua các vụ ăn cắp phát minh rồi thích nghi và cải tiến nó, Trung Quốc tiến lên khả năng tự cung, tự cấp trong thiết kế và xây dựng lò phản ứng, cũng như các khía cạnh khác về chu trình nhiên liệu cũng như tự chế tạo.

Lò phản ứng hạt nhân lớn đòi hỏi Bồn Luyện kim phải chịu được áp suất lớn, bằng sức nén cao để tinh luyện (lò luyện gia công đặc biệt) khoảng 16.000 tấn mà chịu được một thỏi thép nóng khoảng 600 tấn. Các công nghệ cao cấp loại này không phổ biến trên thế giới, hiện chỉ có Mỹ và Nhật Bản có được công nghệ luyện kim như thế; trong khi một lò luyện ra được sản phẩm này chỉ có thể tạo ra một vài cái trong cả một năm. Trước năm 2007, chỉ có một lò luyện kim cao áp như vậy đã hoạt động trên thế giới, dẫn đến sự khó khăn lớn cho việc xây dựng trên toàn cầu.

Vào thời điểm đó, một số nước đã quyết tâm để phát triển, hoặc thúc đẩy để tạo ra các lò luyện kim hạng nặng. Ngày nay, nhiều xưởng luyện kim (rất hạng nặng) hoạt động ở Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp và Nga. lò luyện mới được dự kiến sẽ sớm có mặt tại Hàn Quốc, Cộng hòa Séc, Ấn Độ và Anh. Không đáng ngạc nhiên khi Trung Quốc có nhiều lò luyện kim hơn bất cứ ai khác và có kế hoạch thậm chí còn muốn phát triển nhiều hơn nữa, điều nầy khá cần thiết để đạt được các mục tiêu hạt nhân lâu dài của họ. Thật không may,  Bắc Mỹ hiện nay chẳng làm gì để tiếp cận cấp độ luyện kim kiểu này.

Năm 2015 là một điểm mốc quan trọng cho nghành năng lượng hạt nhân của Trung Quốc khi nhà máy điện hạt nhân Yangjiang 3 của Trung Quốc ở phía tây tỉnh Quảng Đông đã mọc lên vào đầu năm nay. Sau 5 năm xây dựng, thêm một nhà máy điện hạt nhân Yangjiang 2 đã được kết nối với lưới điện quốc gia hồi đầu năm nay và bây giờ là hoạt động thương mại. Theo thiết kế sẽ có 6 lò phản ứng 1000 MW của Trung Quốc tại Yangjiang đưa vào hoạt động để Yangjiang 2 sẽ là một cơ sở điện hạt nhân rất lớn cho Trung Quốc mà chỉ tốn 11,5 tỷ USD chi phí cho hơn 6000 MWe, bằng 1/3 của chi phí ở các nước phương Tây.

Changjang 1, trên đảo Hải Nam, cũng đến hạn ra mắt trong năm nay sau 5 năm xây dựng, và dự kiến sẽ đưa vào phân phối điện trong tháng 12. Một đơn vị thứ hai sẽ được hoàn thành trong năm tiếp theo. Tổng chi phí của các cặp đầu tiên nầy của Trung Quốc được thiết kế 600 MW đơn vị, chỉ khoảng  3.15 Tỷ USD. Công trình cho 2  đơn vị bổ sung tiếp theo sẽ bắt đầu vào năm 2018.

Tuần trước, Fangchenggang 1 cũng tới hạn 5 năm sau khi bắt đầu xây dựng ở tỉnh Quảng Tây, gần biên giới với Việt Nam, là lò phản ứng hạt nhân đầu tiên tại tỉnh này. 6 lò phản ứng được lên kế hoạch tại khu vực này với tổng chi phí vào khoảng 12 tỷ USD .

Có vẻ như cứ mỗi 5 năm thì Trung Quốc chi 2 tỷ USD cho mỗi lò phản ứng đã trở thành thói quen đối với Nước nầy,. Nếu điều này có thể được duy trì, thì Trung Quốc sẽ  có được vị thế tốt như là một quốc gia dẫn đầu điện hạt nhân của thế giới về khoảng thời gian mà các giai cấp, tầng lớp trung lưu của nước nầy sẽ hơn một tỷ người.


Zcomity Team