TẠI SAO TRÊN TRÁI ĐẤT LẠI CÓ NHIỀU LOÀI THỰC VẬT PHONG PHÚ ĐẾN THẾ?

Ngày:20/03/2023  

Trên trái đất có khoảng bốn trăm nghìn loài thực vật. Có loài sinh sống ở những vùng núi cao, có loài sinh sống ở những đồng bằng phì nhiêu. Có loài sinh sống ở dưới nước và cũng có loài sinh sống ở những vùng sa mạc khô cằn.

Những loài thực vật đa dạng chúng từ đâu đến?

Mọi thứ, cũng như các loài thực vật phong phú cũng được tiến hóa phát triển qua từng bước đấy. Khoảng 3 tỉ năm trước, thực vật đã có mặt trên Hành tinh này. Cấu tạo các loài thực vật ban đầu khá đơn giản dạng rêu tảo, chủng loại rất ít và phần lớn đều sống trong nước.


Về sau, thực vật cổ đại bắt đầu lang tỏa từ dưới nước vào đất liền. Trên đất liền, vì yếu tố khí hậu, địa hình thay đổi liên tục (như mưa gió, sông băng, địa hình núi, hoạt động núi lửa v.v…), những thực vật này phải tiến hành một sự thay đổi lớn từ hình thái đến cấu tạo để thích ứng với môi trường khắc nghiệt đó. Ví dụ như khi sống dưới nước, thực vật dùng cả bề mặt cơ thể để hấp thụ chất dinh dưỡng, sau khi lên đất liền chúng đâm rễ, mọc thân và lá, cuối cùng mới xuất hiện hoa, quả và hạt giống. Trong cuộc cạnh tranh lâu dài với thiên nhiên ấy, một số loài vì không thích nghi được với sự thay đổi của môi trường đã bị thiên nhiên đào thải; có loài thì tự thay đổi để thích nghi với môi trường mới, tiến hóa và lai tạo thành các loài thực vật hoàn toàn mới và kết quả là vẫn có thể tồn tại được qua hang triệu năm. Ngoài ra, vì sự ngăn cách của sa mạc, núi non, biển cả, khiến một số thực vật tiến hóa thành những thực vật đặc trưng của những nơi này.


Tất nhiên, con người cũng đóng một vai trò khá quan trọng. Trải qua quá trình chọn lọc và nuôi dưỡng, con người tiến hành lai tạo các loài thực vật; biến đổi gene các giống thực vật mới liên tục ra đời, như các loại cây lương thực, cây kiểng…. mới màu sắc và hình thái tương thích với nhu cầu tiêu thụ hiệu quả của con người.