Mỹ Nâng cấp Động cơ " Thích Nghi Ba Luồng" mới cho Chiến đấu cơ Thế hệ 6 và F-35

Ngày:26/08/2017  
Zcomity (26-08-2017): Không quân Hoa Kỳ đang hoàn thiện yêu cầu công nghệ cho một máy bay chiến đấu mới nhằm phục vụ trong những năm 2030. Được biết đến với cái tên "Air Penetrating Counter Air", thế hệ tiêm kích mới sẽ này sẽ thay thế cho chiếc F-22 Raptor và duy trì ưu thế trên không của Quân đội Mỹ trong các xung đột trong tương lai.
  • Không lực Hoa Kỳ phát triển các khái niệm mới để thay thế Lockheed F-22 sau năm 2030, bao gồm việc cập nhật các thiết kế hiện có kết hợp với công nghệ mới.
  •  Tái trang bị động cơ cho F-35 với một chu trình thích nghi, động cơ có sức đẩy 45.000 lb
Khái niệm Air Penetrating Counter Air (PCA) sẽ khác với F-22 Raptor và F-35 Joint strike Fighter theo một số cách thức để đối phó với những thực tế chiến lược mới. PCA sẽ nhấn mạnh tầm bay để thực hiện các sứ mệnh hộ tống cho các máy bay ném bom B-2 và B-21 bay qua Nga và chống lại Trung Quốc ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
PCA SẼ THAY THẾ F22 RAPTOR
Không Quân hy vọng cho những gì tốt nhất của cả hai thế giới với cái gọi là "Động cơ Ba Luồng", bằng các sử dụng luồng áp suất không khí thứ ba để làm cho động cơ hiệu quả hơn hoặc tạo ra lực đẩy mạnh hơn.

Tất nhiên là Khái niệm PCA cũng có khả năng Tàng hình, và có thể bị mất vây đuôi  tiêu chuẩn dọc theo trên toàn thân, từ P-51 Mustang đến F-22 Raptor.

Nguồn kinh phí cũng được yêu cầu tạo ra một phi đạn mới - Air Dominance Air-to-Air Weapon để thay thế cho hỏa tiễn AIM-120 AMRAAM 30 năm tuổi.

Động cơ tương lai là chìa khóa Quan trọng

Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Không Quân đã làm việc với GE và Pratt và Whitney về công nghệ Động cơ Ba Luồng trong một vài năm theo một chương trình khoa học và công nghệ có tên là Adaptive Engine Technology Development (AETD).

Các động cơ cố định của Tiêm kích Quân sự ngày nay bị giới hạn trong một khả năng: giữa năng lượng tối đa và hiệu suất nhiên liệu. Khái niệm động cơ thích nghi cho phép khả năng chuyển đổi giữa hai động cơ. Trường hợp hầu hết các động cơ phản lực có hai "buồng đốt nhiên liệu" thiết kế động cơ thích nghi sẽ phát sinh một Luồng khí thứ ba bao quanh bên ngoài của động cơ. Bằng cách thay đổi luồng không khí đó, các kỹ sư có thể điều chỉnh động cơ để có được hiệu suất tối ưu trong suốt hành trình bay.
Ảnh: Động cơ Phản lực của F-35

Kenyon giải thích: "Nó giống như việc dịch chuyển nhông hộp Số trong xe của bạn, hay chuyển nhông dĩa của xe đạp. "Bạn thay đổi cách làm việc của máy móc để bạn phù hợp với điều kiện bạn cần sửa dụng."

AETP tài trợ xây dựng và kiểm tra các động cơ đầy đủ. Chương trình AETP nhằm tăng cường hiệu suất đẩy 20% cho động cơ máy bay chiến đấu và máy bay ném bom mà vẫn tiết kiệm 25% nhiên liệu cho đến vào giữa những năm 2020 sẽ là 30% nhiên liệu được tiết kiệm.

Hồi năm 2016, hãng GE Aviation đã được trao một hợp đồng trị giá 1 tỷ Mỹ Kim để tiếp tục phát triển động cơ Thích Nghi Ba Luồng thông qua Chương trình Chuyển đổi Động Adaptive Engine (AETP). AETP được lên kế hoạch để vận hành vào năm 2021 với các tính năng được mở rộng.

Vào tháng 6 năm 2017, Pratt và Whitney đã tiết lộ một Phương cách nhằm giảm tiêu hao nhiên liệu và những cải tiến khác trong động cơ F135 Lightning II Joint Strike Fighter (JSF). Nó có thể mang đến cho Quân đội Mỹ một phiên bản cải tiến của chiếc F135 cơ bản cho tiêm kích F-35 bộ binh, STOVL và F-35 trên Hàng Không Mẫu Hạm vào đầu năm 2020.

Những công nghệ mới này cung cấp tính năng đốt cháy nhiên liệu triệt để hơn từ 5 đến 6% và tăng lực đẩy từ 6 đến 10% so với trọng tải tối đa 40.000 Pound của chiếc F135, trong suốt hành trình bay.


Nguyễn Hoàng Thế Anh.