Hệ thống hoả lực phòng thủ pháo đài tốt nhất mọi thời đại

Ngày:15/08/2021  
Nói đến Pháo đài, một nơi cố thủ với rất nhiều ụ pháo lớn và lô cốt rất chắc chắn được trang bị hoả lực đến tận răng, với khả năng giao chiến trong thời gian dài để ngăn chặn bước tiến của kẻ thù.

Sau đây cúng ta hãy cùng tìm hiểu vể pháo đài phòng không Flak nổi tiếng

Tháp Flak của nước Đức quốc xã thời Thế chiến thứ hai. Được xây dựng ở các thành phố Berlin, Hamburg và Vienna để ngăn chặn các lực lượng không quân Hoàng gia Anh RAF và Không quân Hoa Kỳ USAF, chúng cũng là một chướng ngại vật đáng gờm trong việc tấn công mặt đất.
Flak 8.8 cm là tên một khẩu pháo phòng không kiêm chống tăng của Đức trong thế chiến 2. Chúng được sản xuất và sử dụng rộng rãi trong quân đội Đức, nó có thể được thấy ở hầu như tất cả các trận chiến của Đức Quốc xã và Đồng Minh.

Tháp kiểu Bauart 1 có kích thước rất ấn tượng, rộng 75 mét, dài 75 mét, cao 39 mét. Mỗi tháp trang bị 4 đôi pháo phòng không Flak 40 128 mm và nhiều pháo cỡ nòng 37 và 20 mm.

Các bức tường bê tông cốt thép của pháo đài tỏ ra không thấm vào đâu so với pháo nòng 203mm vốn là loại pháo mạnh nhất mà Hồng quân sở hữu, trong khi pháo phòng không 12,8cm của toà lâu đài này có thể hạ gục xe Tank Liên Xô theo ý muốn. Công trình lớn nhất trong số những công trình kiến ​​trúc loại này, là Tháp Sở thú Zoo Tower của Berlin, cũng bao gồm một hầm trú ẩn của cuộc không kích dân sự dưới tầng hầm và một trung tâm chỉ huy quân đội. Tuy nhiên, có hai điều ngăn cản họ nhận được danh hiệu pháo đài tối thượng.

Thứ nhất, vì chức năng chính của chúng là phòng không, chúng không nằm trong loại tình huống chiến lược có thể ảnh hưởng quyết định đến một trận chiến trên bộ. Tháp Zoo đã gây bất tiện nghiêm trọng cho những kẻ tấn công Reichstag, tiêu diệt từng chiếc xe tank mặc dù ở cách xa gần hai dặm, những kẻ xâm lược có thể chen chúc vượt qua tháp và tiếp tục cuộc chinh phục thành phố bất chấp hoả lực của pháo đài.


Thứ hai, pháo đài không được dự phòng cho bất kỳ hình thức bao vây nào. Cuối cùng, Zoo Tower chứa hơn 4000 dân thường nhưng trong khi họ có điện và các cơ sở y tế hạn chế, họ không có thức ăn, nước uống hay không khí trong lành. Đầu hàng là kết quả không thể tránh khỏi chỉ sau vài ngày.

Tuy nhiên, các tòa tháp là một ví dụ thú vị về những gì có thể đã xảy ra nếu công nghệ hiện đại được áp dụng vào khái niệm thời trung cổ cho một lâu đài tiên tiến thế hệ tiếp theo ngày nay.

Nguyễn Hoàng Thế Anh
www.Zcomity.com

www.Uviet.net