Xenon Thruster là loại Động cơ sẽ giúp con người tránh khỏi thảm họa diệt vong

Ngày:29/03/2020  

Động cơ phản lực công Xenon Thruster

Uviet.net (29.03.2020): Didymos là một tiểu hành tinh rộng 2.650 feet, có một vệ tinh con rộng 535 feet khác thường có tên Didymoon cùng nó du hành trong vũ trụ. Mặc dù hành trình của Hai thiên thể mới này không tạo ra một vụ va trạm với Trái đất, nhưng chúng mang đến một cơ hội thú vị cho Cơ quan NASA thử nghiệm chuyển hướng nó đi theo một quỹ đạo khác (đây là chìa khoá quan trọng để phòng thủ trái đất trong tương lai tránh khỏi các vụ va chạm thiên thạch trên hành tinh có thể dẫn đến ngày tận thế).

Thử nghiệm này gọi là chuyển hướng tiểu hành tinh kép Double Asteroid Redirection Test viết tắt là sứ mệnh (DARTcủa NASA và ESA sẽ tiến hành tác động để làm thay đổi quỹ đạo bay của Didymoon đến Didymos, để loại bỏ nó. Cùng với sáu khối chụp ảnh của của Cơ quan Vũ trụ Ý, sứ mệnh cũng sẽ gửi một tàu vũ trụ ESA tiếp theo có tên Hera để trả lời dứt khoát về khả năng chúng ta có thể điều khiển quỹ đạo của các tiểu hành tinh đang lao vào Trái đất trong tương lai.

Tuy nhiên, để thực hiện điều này, sứ mệnh DART sẽ cần một lực đẩy mạnh mẽ để tác động vào hệ thống tiểu hành tinh Didymos, nằm 6,8 triệu dặm từ Trái đất. May mắn thay, động cơ ion (động cơ Flasma) thương mại tiến hóa Xenon Thruster, hay còn gọi là NEXT-C, sẽ đưa nó đến đó.

NEXT-C, được tạo thành từ một bộ đẩy và bộ xử lý năng lượng, được thiết kế bởi các nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu Glenn của NASA và bởi cty Aerojet Rocketdyne ở Redmond, Washington.

Trong vai trò là nguồn lực đẩy chính cho sứ mệnh DART, NEXT-C sẽ tạo tiền lệ cho việc sử dụng động cơ điện trong tương lai để cho phép các sứ mệnh khoa học trong tương lai đầy tham vọng, bà Eileen Drake, Giám đốc điều hành và Chủ tịch của cty Aerojet Rocketdyne cho biết trong một tuyên bố năm 2018.
Động cơ đẩy điện ion (Xenon Thruster) giúp giảm chi phí của sứ mệnh tổng thể mà không làm giảm độ tin cậy hoặc khả năng thành công của nhiệm vụ.

Không giống như các động cơ tên lửa thông thường, các ổ ion (ion drives) của động cơ NEXT-C và NSTAR của NASA, cung cấp năng lượng cho DAWNDeep Space One, sử dụng năng lượng mặt trời tạo dòng điện để tăng tốc lực đẩy cho phi thuyền. Đầu tiên, các tấm pin mặt trời thu năng lượng ánh sáng và chuyển đổi nó thành điện năng cung cấp điện tích dương cho hai lưới cực điện đầu tiên. Tác động của Ion điện này sẽ tạo lực đẩy cho động cơ NEXT-C, đó là Xenon ion lên lưới cực thứ hai, tích điện âm và sau đó nó bắn các hạt ra khỏi động cơ dưới dạng lực đẩy phản lực.

NEXT-C hiện đang trải qua một loạt các thử nghiệm về môi trường và hiệu suất, báo cáo của Universe Today. Máy đẩy, tạo ra công suất lực đẩy lên tới 6,9 mã lực và lực đẩy 236 mN, đã trải qua các bài kiểm tra không gian cần thiết, bao gồm cả chân không nhiệt và độ rung.

DART dự kiến ra mắt vào tháng 7 năm 2021.


Nguyễn Thế Anh.
www.Uviet.net