Rắc rối cho Donald Trump: Nga nhặt được tên lửa Tomahawk của Hoa Kỳ

Ngày:18/02/2020  
Uviet.net (18.02.2020): Như Spock đã từng nói với người La Mã, "bí mật quân sự là phù du nhất." Đây là một mẹo nhỏ: "nếu bạn không muốn kẻ thù bắt giữ vũ khí của mình, thì đừng sử dụng vũ khí."

Nhưng nếu bạn sợ sử dụng chúng bởi vì chúng có thể bị kẻ thù tước đoạt, vậy thì chúng có ích gì nữa?

Nga nói rằng họ đã thu hồi được tên lửa hành trình Tomahawk của Hoa Kỳ được phóng vào Syria nhưng không phát nổ. Các quan chức Nga đang nổ lực kiểm tra 2 chiếc Tomahawks chưa được giải mã, các quả tên lửa này được người Syria trục vớt và chuyển sang Moscow, điều này sẽ cho phép người Nga phát triển thiết bị gây nhiễu mới.

Có tên lửa này trong tay, chúng ta có thể hiểu rõ các kênh tầng số liên lạc, thông tin và kiểm soát, điều hướng và phạm vi tìm kiếm của nó. . . . Và khi biết tất cả các thông số này, chúng ta sẽ có thể chống lại các tên lửa hành trình này hiệu quả hơn trong tất cả các giai đoạn triển khai chiến đấu của chúng, ông Vladimir Mikheev, cố vấn của phó tổng giám đốc đầu tiên của tập đoàn điện tử KRET thuộc sở hữu nhà nước Nga.

Các chuyên gia Nga khác nói rằng có được tên lửa Tomahawks sẽ mang lại bí mật cho các hệ thống dẫn đường tên lửa mới nhất (người ta gọi nó là một cuốn sách giáo khoa về khoa học vật liệu, một cuốn sách giáo khoa về công nghệ từ bầu trời). Có một video tiếng Nga ở đây, được cho là của các mảnh vỡ Tomahawk, mặc dù nó khó có thể xác định rõ ràng những gì dược hiển thị trong video nơi các mảnh vỡ được tìm thấy có phải là thật hay không.

Có lẽ Nga cần phải lo lắng về một điều gì đó: không rõ có bao nhiêu tên lửa mà lực lượng phòng không của họ đã bắn hạ (phí Nga tuyên bố là có nhiều tên lửa Tomahawk bị hạ, trong khi Ngũ giác Đài không tuyên bố gì), và ngoài việc các tên lửa phòng không do Nga sản xuất là không hiệu quả để chống lại các cuộc không kích được lập đi lập lại của Israel.

Nhưng hãy cứ cho là Nga thực tế đã thu hồi được một số tên lửa Tomahawk. Trong số 59 tên lửa được phóng tại Syria vào tháng Tư, có thể một hoặc hai tên lửa không phát nổ và đã được phục hồi. Khoảng 30% các vũ khí Nổ công phá lớn thường xuyên bị lép như đạn pháo của quân Đồng minh được bắn trong Thế chiến I tại Trận Somme có thể mang lại những nguy cơ tiềm tàng, trong khi bom chùm tiên tiến ngày nay có tỷ lệ lép cao tới 20%.

Phiên bản Block IV mới nhất của Tomahawk không phải là loại Tomahawk của thời Ronald Reagan thập niên 1980 hay Chiến dịch Bão táp Sa mạc. Block IV gần như là một máy bay không người lái, có khả năng lảng qua mục tiêu trong khi gửi lại hình ảnh cho bộ điều khiển mặt đất trước khi nó lao xuống mục tiêu. Nó cũng có khả năng chuyển hướng trong khi đang bay tới một trong mười lăm mục tiêu được lên kế hoạch trước hoặc đến một bộ tọa độ GPS. Trong 35 năm, các hệ thống dẫn đường và đầu đạn sẽ luôn được nâng cấp.

Nhưng nó vẫn là một tên lửa hành trình bay cận âm thời Chiến tranh Lạnh có vẻ hơi "khủng long" khi so sánh với các vũ khí siêu thanh đang được phát triển ngày nay. Nếu Nga, nơi chế tạo một loạt tên lửa chiến thuật ấn tượng, mà vẫn cần học hỏi các kỹ thuật từ Tomahawk thời chiến tranh lạnh, thì rõ ràng kỹ thuật quân sự của Moscow có vấn đề (và Tomahawks đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ. Và còn khó tin hơn nếu đến thời điểm này mà Nga vẫn chưa từng chạm tay hoặc khám phá một chiếc Tomahawk).

Nếu việc chiếm hữu xác của một tên lửa Tomahawk chỉ để nghiên cứu việc gây nhiễu cho chủng loại tên lửa Tomahawk, thì Hoa Kỳ chỉ cần sửa đổi tần số mã hóa của các hệ thống tên lửa để vô hiệu hóa cho việc gây nhiễu đó. Nó là chiến thuật cờ vua xưa cũ của chiến tranh điện tử. Bất cứ khi nào hệ thống radar và liên lạc mới trở nên dễ bị gây nhiễu, thì chúng sẽ được nâng cấp với thiết bị chống nhiễu mới. Và trò chơi vẫn sẽ tiếp tục.

Như Spock đã từng nói với người La Mã, "bí mật quân sự là phù du nhất."