15 năm trước,Tàu ngầm USS San Francisco của Hải quân Hoa Kỳ đã đâm vào một ngọn núi dưới biển

Ngày:10/01/2020  

Uviet.net (10.02.2020): Năm 2005, Tàu ngầm tấn công Hạt Nhân USS San Francisco đột nhiên bị khựng lại trong chuyến hành trình. Các thuyền viên của con tàu đã bị ném văng ở khoảng cách hơn 20 feet, và phần lớn thủy thủ đoàn gồm 137 thành viên bị thương và có một người sau đó đã thiệt mạng. hơn những gì có thể giải thích cho vấn đề, người ta nhìn thấy phần đầu của chiếc tàu ngầm trông giống như một lon soda bị nghiền. Chiếc USS San Francisco đã lao vào một ngọn núi dưới đáy biển.

Rút kinh nghiệm sau khi bị mất tàu USS Thresher, Hải Quân Hoa Kỳ đã tạo ra chương trình gọi là SUBSAFE, nhờ các ứng dụng mới này, đã cứu được tàu USS San Francisco về sau.


Vào ngày 08 tháng một năm 2005, San Francisco ở khoảng cách 360 dặm về phía Đông Nam của đảo Guam, hành trình với tốc độ (hơn 30 hải lý). Các biểu đồ điều hướng được sử dụng bởi thuyền viên của tàu không thể hiển thị một đường nối, hoặc ngọn núi dưới đáy biển, nó nhô ra từ đáy đại dương. chính vì thế tàu Ngầm đã đâm vào núi.

Điều đáng kinh ngạc về vụ việc: mặc dù tàu ngầm lao vào một đối tượng bất di bất dịch ở vận tốc hơn 30 dặm một giờ, ở độ sâu 525 feet, tàu San Francisco vẫn không bị chìm, cũng không gặp một sự cố lò phản ứng hạt nhân. Thậm chí đáng kinh ngạc hơn, chiếc tàu ngầm này còn có thể tự di chuyển bằng chính động cơ của nó để trở lại cảng trên đảo Guam. Tất cả những điều đó được quy trực tiếp cho các hành động an toàn mà Hải quân Hoa Kỳ đã thực hiện bốn thập kỷ trước đó.


Trở lại năm 1963, tàu ngầm hạt nhân USS Thresher đã bị mất trong các cuộc thử nghiệm lặn ở Đại Tây Dương. Mặc dù không ai biết chắc chắn điều gì đã gây ra tình trạng khẩn cấp ban đầu của Thresher, nhưng rõ ràng là các biện pháp thổi dằn có nghĩa là làm nổi bề mặt trong trường hợp khẩn cấp đã thất bại. Con tàu đã mất.

Trong vòng hai tháng, Hải quân đã tạo ra chương trình SUBSAFE. Mục tiêu của chường trình này là để đảm bảo rằng, bất kể trường hợp khẩn cấp nào, thân tàu ngầm của Hải quân Hoa Kỳ sẽ duy trì tính toàn vẹn cấu trúc dưới áp lực và ích nhất chiếc tàu ngầm vẫn có thể thể nổi lên khi gặp tai nạn. Trong khi đó, Chương trình Nuclear Propulsion Program của Hải Quân Hoa Kỳ nhấn mạnh sự an toan cho các lò phản ứng hạt nhân là ưu tiên hàng đầu. Nếu thân tàu, hệ thống dằn và lò phản ứng đều hoạt động tốt, một thủy thủ đoàn có cơ hội sống sót nhiều hơn.

Trong trường hợp của San Francisco, mặc dù phần đầu bị nghiền nát ở độ sâu 525 feet, phần còn lại của thân tàu giữ áp lực, ngăn nó chìm xuống. Các hệ thống dằn vẫn hoạt động, cho phép nó nổi lên và lò phản ứng hạt nhân vẫn hoạt động sau vụ tai nạn, cho phép con tàu di chuyển bằng sức mạnh của chính nó. Vào năm 2013, một đô đốc với chỉ huy hệ thống Naval Sea Systems của Hải quân đã được trích dẫn nói rằng, nếu không nhờ chương trình SUBSAFE trong nhiều thập kỷ trước đó, thì tàu USS San Francisco có thể đã bị chìm.

Kể về tàu US. San Francisco, nó đã trở lại biển chỉ 3 năm sau với chiếc mũi mới. Phần mũi của tàu cùng loại USS Honolulu [sắp nghỉ hưu] đã được tận dụng để hàn vào mũi tàu của San Francisco. Tàu ngầm đã phục vụ thêm 8 năm, và tháng trước nó đã được chuyển đến Norfolk để bắt đầu một tiến trình hai năm, Khi đó nó sẽ được chuyển thành tàu huấn luyện neo đậu vĩnh viễn.



Nguyễn Hoàng Thế Anh
www.uViet.net