Không Quân Hoa Kỳ thử nghiệm phi đạn Minuteman III hai lần chỉ trong một tuần

Ngày:12/05/2019  
 Zcomity  (12.05.2019): Bộ chỉ huy tấn công toàn cầu của Không quân Hoa Kỳ vừa tuyên bố phóng thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman III lần thứ hai chỉ sau hơn một tuần trong một cuộc thử nghiệm.

Một nhóm các chỉ huy Cánh tên lửa không kích toàn cầu thứ 90 của Không quân tại Căn cứ FE Warren, Bang Utah, đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman III trang bị một phương tiện bay tái nhập Qũy đạo, vào ngày 09.05.2019 vào lúc 12:40 sáng theo giờ Thái Bình Dương từ Căn cứ không quân Vandenberg, California.
Phương tiện tái nhập Qũy đạo được bắn ra sau khi Phi đạn bay ngoài khí quyển, nó bay tái nhập Qũy đạo trái đất tách ra 8 đầu đạn con, mang Bom nhiệt hạch bay theo 8 hướng khác nhau, gây khó khăn cho các hệ thống phòng thủ của đối phương, sức hủy diệt rộng bằng một quốc gia, hoặc cả một lục địa.

Cuộc thử nghiệm cho thấy tính răn đe hạt nhân tiên tiến, linh hoạt và mạnh mẽ của Hoa Kỳ, sẵn sàng và được điều chỉnh phù hợp để ngăn chặn các mối đe dọa từ thế kỷ 21, và trấn an các đồng minh của chúng ta. Vụ Thử nghiệm không phải là một phản ứng hay một hành động đối kháng đối với các sự kiện thế giới hoặc căng thẳng khu vực.

Phi đạn ICBM mang theo các Phương tiện (nhiều đầu đạn) tái nhập Qũy đạo, được sử dụng để thử nghiệm, di chuyển khoảng 4.200 dặm về phía Kwajalein thuộc quần đảo Marshall. Các thử nghiệm này nhằm xác minh tính chính xác và độ tin cậy của hệ thống vũ khí ICBM, cung cấp dữ liệu có giá trị để đảm bảo sức mạnh răn đe hạt nhân chắc chắn và hiệu quả.

Các chuyên gia phi đạn ICBM luôn biến khăn trở nên dễ dàng! Điều này đạt đến đỉnh điểm sau nhiều tháng nỗ lực bắt đầu trong các lĩnh vực tên lửa, nơi họ đã loại bỏ phần cứng này khỏi nhiệm vụ cảnh báo của nó, lập danh mục cho mọi linh kiện và bộ phận, và chuyển nó đến California phục vụ cho cuộc thử nghiệm này, ông cho biết sự kiện này sẽ không diễn ra nếu không có sự nỗ lực quên mệt mỏi của các nhân viên từ Cánh tên lửa thứ 90, Phi đội đã thử nghiệm Bay thứ 576, Cánh vũ Khí Hạt Nhân Không gian thứ 30 Trung tâm vũ khí hạt nhân của Không quân.

F.E. Warren AFB là một trong ba căn cứ tên lửa với các thành viên Phóng Phi đạn luôn cảnh giác 24/24 giờ mỗi ngày, quanh năm, giám sát lực lượng cảnh báo ICBM của Quốc gia.

Cơ hội để một Lực lượng đặc nhiệm thực hiện phóng phi đạn nhiều lần trong một tuần không xảy ra  thường xuyên, và sự kiện này là một kinh nghiệm to lớn cho đội ngũ của chúng tôi, Thiếu tướng Travis Hilliard, Chỉ huy Lực lượng đặc nhiệm 90 MW. Cuối cùng, những lần phóng thử này chứng tỏ khả năng của Hoa Kỳ để ngăn chặn những kẻ thù của chúng tôi và bảo đảm an toàn và hiệu quả với các đồng minh của chúng tôi thông qua một lực lượng ICBM.

Hội đoàn ICBM, bao gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Năng lượng và Bộ chỉ huy chiến lược Hoa Kỳ sử dụng dữ liệu được thu thập từ các lần phóng thử nghiệm này để tiếp tục đánh giá phát triển lực lượng. Chương trình khởi động thử nghiệm ICBM thể hiện khả năng hoạt động tốt của Minuteman III và đảm bảo duy trì năng lực răn đe hạt nhân mạnh mẽ, đáng tin cậy là yếu tố chính của an ninh quốc gia Hoa Kỳ cũng như an ninh của các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ.

Lịch phóng phi đạn được thiếp lập trước từ 3 đến 5 năm và kế hoạch cho mỗi lần phóng riêng lẻ bắt đầu từ sáu tháng đến một năm trước khi phóng.

Hãng Boeing là nhà tích hợp các hệ thống chính và sản xuất các thiết bị gốc,Boeing đã tạo ra và thử nghiệm, triển khai mọi Phi đạn ICBM Minuteman cho Không quân Hoa Kỳ - hơn 1.800 Phi đạn Liên lục địa Minuteman. Trong khi đánh bại các lịch trình tăng tốc để cung cấp một ICBM đã vượt xa tuổi thọ dự kiến ​​là 10 năm. Sau nhiều thập kỷ, vai trò của Boeing vẫn không thể thiếu để giúp Minuteman III phát triển mạnh mẽ, với tỷ lệ cảnh báo trung bình là 99,7%. \

Boeing đã loan báo trên tài khoản Twitter chính thức của mình rằng:" Chúng tôi đã có mặt ở đó để hỗ trợ cả hai lần phóng thử nghiệm Phi đạn, cũng như chúng tôi đã hỗ trợ tất cả các chuyến bay kiểm tra của Phi đạn Minuteman trong suốt 58 năm qua."


Nguyễn Hoàng Thế Anh
www.Zcomity.com