Đọc chuyện Tấm Cám Suy Nghĩ Về cái Thiện và ác giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay

Ngày:01/02/2018  
Trong một xã cộng đồng có rất nhiều người cùng sinh sống và phát triển, do mỗi người có những nhận thức và môi trường sống khác nhau nên quyền lợi không giống nhau đã tạo ra cái Thiện và ác giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội. Qua câu chuyện cổ tíchTấm cám, mặc dù có khác biệt về bối cảnh thời đại nhưng giá trị giáo dục con người về nhân cách sống đã cho thấy cuộc đấu tranh giữa thiện và cái ác luôn có một kết cuộc tốt cho Những người Lương thiện và ngược lại cái ác luôn phải nhận hậu quả.

Trong xã hội xưa: 

Nạn nhân của cái xấu thường là những người có hoàn cảnh đặc biệt: cô bé mồ côi, những người có ngoại hình xấu xí nhưng có tấm lòng nhân hậu. Truyện Tấm Cám cũng ko ngoại lệ, Tấm là 1 cô bé từ nhỏ đã phải chịu sự thiệt thòi vì mất mẹ từ nhỏ, người cha lấy vợ lẽ đã có một người con riêng ....
  •    + Cái ác luôn tàn nhẫn, nhiều thủ đoạn, đã chà đạp lên cái thiện như thế nào? (Mẹ con Cám giết Tấm mấy lần? Vì sao?)
  •    + Cái thiện không đơn độc mà luôn được sự giúp đỡ của mọi người. (Tấm được Bụt giúp đỡ)
  •    + Cái thiện đã vùng lên đấu tranh với cái ác ra sao? (Từ thụ động chỉ biết trông chờ vào Bụt, đến chủ động, Tấm tự đấu tranh giành hạnh phúc; phản ứng từ yếu ớt đến mạnh mẽ, quyết liệt như thế nào?)

Trong xã hội nay:

  •    + Cái thiện và ác vẫn luôn song hành, bởi cuộc đời luôn có những bất công.
  •    + Cái ác càng nhiều thủ đoạn, càng thâm hiểm hơn.
  •    + Cái thiện phải xây dựng được vị trí xã hội vững chắc, lập trường vững vàng, phải đoàn kết để chống cái ác.

--> Dù là xã hội xưa hay nay thì phần thắng cuối cùng cũng nghiêng về cái THIỆN, và cái ÁC luôn bị tiêu diệt. Những người sống ác độc luôn phải chịu những hậu quả nặng nề.

Quy luật: "Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo"