Cánh Cổng Không-Thời gian Wormhole Được tạo ra trong phòng thí nghiệm tạo ra từ trường vô hình

Ngày:12/12/2017  
Để hồi đáp lại những trang tiểu thuyết khoa học viễn tưởng, các nhà khoa học đã tạo ra một cánh cổng Không-Thời Gian gọi là Wormhole (lỗ giun) , đó là một đường hầm từ tính xuyên không gian .

“Thiết bị này có thể truyền một vùng từ tính từ một điểm trong không gian sang một vị trí khác , thông qua một con đường từ tính vô hình , Jordi Prat-Camps một ứng cử viên tiến sĩ vật lý tại Đại học Autonomous của Barcelona ở Tây Ban Nha, là một trong những nhà nghiên cứu của thí nghiệm này cho biết , "Từ quan điểm từ tính trên, thiết bị này hoạt động như một Lỗ giun, nếu như từ trường được chuyển qua một chiều đặc biệt ."

Trong vật lý, WormHole một lỗ giun, hay Cầu Einstein-Rosen là một cánh cổng không-thời gian được giả định là có cấu trúc tô pô đặc biệt tạo nên đường đi tắt trong không thời gian. Chúng nối thông từ một vùng không-thời gian này đến vùng kia và, đôi khi, vật chất đi từ vùng này sang vùng kia bằng cách chui qua hố này.



Một thiết bị mới có thể che đậy một trường từ để nó vô hình từ bên ngoài. đây là hình ảnh về cách thức của một Lỗ giun hoạt động .
Ý tưởng về một Lỗ giun xuất phát từ những lý thuyết của Albert Einstein. Năm 1935, Einstein và đồng nghiệp Nathan Rosen nhận ra rằng lý thuyết tương đối tổng quát, cho phép sự tồn tại của những chiếc cầu ,mà có thể liên kết hai điểm khác nhau trong không-thời gian.

Về mặt lý thuyết những chiếc cầu của Einstein và Rosen, hay Lỗ giun, có thể cho phép một thứ gì đó  trở thành một đường hầm không gian tức thời giữa một khoảng cách rất xa của hai điểm (mặc dù các đường hầm trong lý thuyết này là vô cùng nhỏ bé, vì vậy thông thường sẽ không phù hợp với một nhà du hành vũ trụ). Cho đến nay, chưa ai có thể tìm thấy bằng chứng rằng lỗ giun (wormhole)không-thời gian thực sự tồn tại.

Lỗ giun mới nầy không phải là một lỗ giun không-thời gian cho mỗi lần nhập, nhưng thay vào đó là một hiện thực của một thuyết vị lai "Che giấu vô hình" đầu tiên được đề xuất vào năm 2007 trên tạp chí Physical Review Letters.
Đây là loại Hố giun sẽ ẩn  đi các  sóng điện từ  khi nhìn từ bên ngoài. Vấn đề là, để  làm  phương  thức Ánh sáng ,mà đòi hỏi các tính chất vô cùng phi thực tế và khó khăn để thực hiện với nó , Prat nói.

Lỗ giun từ tính

Nhưng hóa ra ,các vật liệu để tạo cho một Lỗ giun từ tính thực sự tồn tại và đơn giản hơn nhiều để đi qua nó. Đặc biệt là , những chất siêu dẫn, có thể mang theo dòng điện ở mức độ cao , hoặc các hạt tích điện, tống ra các đường sức từ bên trong , về cơ bản nó bẻ cong hoặc làm méo mó những đường này. Điều này về cơ bản cho phép từ trường có thể làm một thứ gì đó khác biệt từ môi trường 3D xung quanh nó, đó là bước đầu tiên của việc che giấu đi sự xáo trộn trong từ trường.
Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã thiết kế ra một vật thể ba lớp, bao gồm hai mặt cầu đồng tâm với một hình Trụ - xoắn ốc phía bên trong.

Lớp bên trong ,cơ bản truyền một từ tính từ đầu này đến đầu kia, trong khi hai lớp khác hành động để che giấu  đi trường hiện hữu đang tồn tại.
Bên trong trục -Xoắn ốc,được làm bằng chất sắt từ một mu-metal (kim loại Muy). Vật liệu chất sắt từ biểu hiện hình thức mạnh nhất của từ tính, trong khi mu-metal được đánh giá cao về khả năng thẩm thấu và thường được sử dụng để che chắn các thiết bị điện tử.

Một lớp vỏ mỏng tạo thành một chất liệu siêu dẫn nhiệt độ cao, gọi là oxit đồng yttrium bari được lót bên trong Trụ xoắn óc, uốn cong  từ trường đi thông qua từ phía trong .
Lớp vỏ cuối cùng khác, cũng được làm bằng mu-metal  , nhưng bao gồm 150 miếng cắt và xếp một cách hoàn hảo để loại bỏ độ cong của các từ trường bằng vỏ siêu dẫn. Toàn bộ thiết bị được đặt trong một bồn tắm bằng chất Nitơ lỏng  (các chất siêu dẫn nhiệt độ cao đòi hỏi nhiệt độ thấp của nitơ lỏng để vân hành).

Thông thường, các đường sức từ tỏa ra từ một vị trí nhất định, và phân rã theo thời gian, nhưng sự hiện diện của từ trường nên được phát hiện từ tất cả các điểm xung quanh nó.
Tuy nhiên, Lỗ giun từ tính mới ,rót ra từ trường từ một phía của trục bên kia, do đó nó là "vô hình" trong khi nó chuyển đi, dường như không biết nó bật ra từ đâu, ở phía lối ra của ống, theo báo cáo của các nhà khoa học  ( 20/8) trên tạp chí Scientific Reports.

"Từ một quan điểm về tính chất của từ trường , bạn có từ tính từ một nam châm ,nó biến mất tại một đầu của Lỗ giun và xuất hiện trở lại ở đầu kia của lỗ giun" Prat nói với Live Science.

ứng dụng rộng hơn

Không có cách nào để biết nếu wormhole có từ tính tương tự ,ẩn nấp trong không gian, nhưng công nghệ này có thể ứng dụng trên trái đất, Prat nói. Ví dụ, hình ảnh cộng hưởng từ  Máy(MRI)  sử dụng một nam châm khổng lồ và yêu cầu những người ở trong trung tâm một ống ,được bao bọc kín để chẩn đoán hình ảnh.
Nhưng nếu một thiết bị có thể rót ra một từ trường từ một điểm đến khác, nó sẽ có thể chụp ảnh của cơ thể với các nam châm mạnh mẽ được đặt từ xa, giải phóng con người khỏi môi trường ngột ngạt của một máy MRI, Prat cho biết.

Để làm được điều đó, các nhà khoa học sẽ cần phải thay đổi hình dạng của thiết bị lỗ giun từ tính của họ. Một quả cầu là hình dạng đơn giản nhất để làm mô hình, nhưng một lớp vỏ hình trụ bên ngoài sẽ là hữu dụng nhất, Prat nói.

"Nếu bạn muốn áp dụng điều này cho các kỹ thuật y học ,hay các thiết bị y tế, chắc chắn bạn sẽ quan tâm việc hướng tới bất kỳ hướng nào," Prat nói. "Một hình cầu không phải là hình học thiết thực nhất."


The Anh Nguyen
www.Zcomity.com