"Ross 128 b " là hành tinh gần thứ 2 nằm ngoài hệ Mặt Trời

Ngày:18/11/2017  

Zcomity (19-11-2017): Các nhà thiên văn đã khám phá ra một Thế giới mới có kích thước và nhiệt độ bề mặt tương đương Trái đất của chúng ta, nơi mà quỹ đạo của nó xoay quanh Ngôi sao (Mặt trời) chỉ mất 10 ngày so với trái đất của chúng ta là 365 ngày, nghĩa là một năm trên hành tinh này chỉ kéo dài có 10 ngày.

Cách trái đất 11 năm ánh sáng, Ross 128 b là hành tinh tương tự Trái đất và có khoảng cách gần thứ Hai được phát hiện bên ngoài hệ mặt trời của chúng ta với nhiệt độ bề mặt tương đương Trái đất dễ dàng tạo điều kiện cho nước ở dạng lỏng để phát triển sự sống của các giống loài.

Ross 128 b xoay rất gần ngôi Sao của nó, do đó quỹ đạo cũng rất ngắn. Nhưng nó không bị nướng chín vì ngôi Sao Lùn đỏ này có nhiệt lượng ít. Phản ứng nhiệt hạch trên bề mặt Ngôi sao cũng khá yên tĩnh, nghĩa là nó không có bức xạ bùng phát. Đây là các thông tin đáng khích lệ cho những người đang nổ lực tìm kiếm sự sống và các nền văn minh bên ngoài trái đất. Hành tinh này được cho là nằm trong khu vực được gọi là vùng Goldilocks, nơi mà khoảng cách của nó so với Ngôi Sao không quá nóng để nước bay hơi hoặc không quá lạnh lẽo để nước bị đóng băng, nghĩa là trên bề mặt hành tinh này có thể chứa nước ở dạng lỏng để tạo ra các dạng sống của sinh vật.
Ảnh: Mỗi chấm đen là một hành tinh đang xoay quanh ngôi sao nóng rực của nó


 Ảnh: Hành tinh Ross 128 b, xoay quanh một Sao lùn đỏ, cách trái đất 11 năm ánh sáng. đây là hành tinh thứ hai gần nhất Trái đất được phát hiện bên ngoài Tahi1 Dương Hệ của chúng ta với nhiệt độ bề mặt tương đương Trái đất.

Nhóm nghiên cứu do Đại học Grenoble Alps, Xavier Bonfils dẫn đầu đã phát hiện ra Ross 128 b bằng cách sử dụng Đài quan sát La Silla ở Chile. Các phát hiện được báo cáo trước đó vào hôm Thứ Tư.