Xô Xát Tại Biên Giới Trung -Ấn: Binh Sĩ Ấn Độ Tung Cước Đá Lính Trung Quốc Bất Tỉnh

Ngày:20/08/2017  
Zcomity (20-08-2017): Vào ngày 16.08.2017, một số tờ báo Ấn Độ báo cáo rằng Quân đội Ấn Độ đã đánh bại được hai cuộc xâm nhập của người Trung Quốc tại biên giới Ladakh. Giờ đây, tờ MEA cũng đã xác nhận về một vụ xáo trộn đã diễn ra. Có hơn 300 lần người Trung Quốc vi phạm biên giới lãnh thổ Ấn Độ trong năm nay cho đến giữa tháng Tám 2017. Khoảng 200 vụ vi phạm khác được ghi nhận vào năm ngoái, theo báo cáo của hãng tin Indian Express.

Trên các phương tiện truyền thông xã hội xuất hiện một đoạn video mới được nhiều người xác nhận cho thấy các binh sĩ Ấn đang ở một vị trí từ trên dốc cao và một nhóm lính Trung Quốc đang hăm hở cùng tiến về phía họ, các binh sĩ Ấn cũng trèo xuống phía dưới đồi để đối mặt một cách lịch lãm với những kẻ gây hấn. Tuy nhiên, Lính trung Quốc bắt đầu nhanh chóng nhặt lấy những hòn đá và ném một cách điên cuồng vào lính Ấn, khi đó 2 binh sĩ Ấn cũng phản ứng trong tư thế lấy đà từ xa lao vào đá trúng môt Lính Trung quốc ngã lăng xuống đất, sau đó người này cố gắng gượng dậy để tiếp tục ném đá nhưng bị phía Ấn độ tung thêm một cước nằm bất động.
Xem video đầy đủ:

Trở lại vào những năm 1962. [Theo tài Liệu Wikipedia]

Chiến tranh Trung-Ấn, cũng được gọi là Xung đột biên giới Trung-Ấn, là một cuộc chiến tranh giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Ấn Độ. Nguyên nhân chính của cuộc chiến là việc tranh chấp khu vực biên giới Aksai Chin và bang Arunachal Pradesh, mà Trung Quốc gọi là Nam Tây Tạng. Ngoài ra, còn những nguyên nhân khác như hàng loạt các cuộc xung đột biên giới diễn ra sau cuộc nổi dậy Tây Tạng năm 1959, và Ấn Độ trao quy chế tị nạn chính trị cho Đạt Lai Lạt Ma. Ấn Độ cũng thực hiện chính sách thiết lập một số tiền đồn dọc biên giới, gồm cả một số vị trí nằm ở phía bắc tuyến McMahon, là phần phía đông của đường kiểm soát trên thực tế do Trung Quốc tuyên bố năm 1959.

Giao tranh bắt đầu ngày 20 tháng 10 năm 1962 giữa Quân Giải phóng Nhân dân và Quân đội Ấn Độ. Quân Trung Quốc đồng loạt mở các cuộc tấn công tại Ladakh và dọc theo tuyến McMahon ngày 20 tháng 10 năm 1962, trùng hợp với cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba. Quân Trung Quốc tràn qua các vị trí của quân Ấn Độ tại cả hai mặt trận, đánh chiếm được Rezang la tại Chushul ở mặt trận phía tây, cũng như Tawang ở mặt trận phía đông. Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc đơn phương tuyên bố ngừng bắn vào ngày 20 tháng 11 năm 1962, và rút khỏi phần lớn các khu vực chiếm được.

Cuộc chiến tranh Trung Ấn đáng chú ý vì đây là cuộc chiến sơn cước quy mô lớn ở độ cao trên 4250 mét. Đặt ra nhiều vấn đề hậu cần cho cả hai bên tham chiến. Cuộc chiến cũng đáng ghi nhớ bởi việc cả hai bên không sử dụng không quân hay hải quân tham chiến.

Hệ quả của cuộc chiến là Ấn Độ thay đổi toàn diện quân đội để chuẩn bị cho các xung đột tương tự trong tương lai và đã đặt áp lực lên Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru, người bị cho là chịu trách nhiệm vì đã không tiên liệu cuộc xâm lấn của Trung Quốc