Nga-Trung gửi hàng chục chiến Hạm đến vùng Baltic tập trận

Ngày:02/08/2017  
Nga và Trung Quốc sẽ cùng tham gia tổ chức một cuộc tập trận quân sự ở Biển Baltic vào cuối tháng 7, được biết sẽ có 10 Chiến hạm tham gia phô trương sức mạnh trong khu vực làm dấy lên sự căng thẳng trong khu vực, hãng tin Itar-Tass cho biết hôm thứ ba.

Cuộc tập trận, Hợp tác Hải Quân 2017, mới nhất trong một mùa hè bận rộn của các cuộc tập trận, sẽ kéo dài trong tuần cuối cùng của tháng 7 và sẽ bao gồm tổng cộng khoảng 10 máy bay từ Trung Quốc và Nga.

"Mục tiêu chính của cuộc diễn tập lần này nhằm tăng cường hiệu quả hợp tác của hải quân Nga-Trung trong việc chống lại các mối đe dọa an ninh trên biển, phát triển sự tương thích giữa các thủy thủ đoàn trên các chiến hạm Nga-Trung, và tăng cường tình hữu nghị và hợp tác giữa Nga và hải quân Trung Quốc, "Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một tuyên bố với hãng tin Itar-Tass.
Ảnh: Zapad 2013 một số Binh sĩ Nga đang đổ bộ lên bờ biển Kaliningard

Nội diễn tập liên quan đến công tác phòng không chung, cũng như chống tàu ngầm và tàu chiến.
Đây là cuộc tập trận thường niên giữa Moscow và Quân đội Bắc Kinh được tổ chức từ năm 2012, thông thường thì địa điểm diễn tập được bố trí ở những vùng biển gần lãnh thổ lãnh thổ Nga-Trung khác với lần này.

Một số tàu được điều động đến vùng biển Baltic vào thứ Sáu bao gồm tàu khu trục Changsha, và Yuncheng cùng tàu hậu cần Lomahu. Cạnh vùng Baltic, trên bờ biển phía tây của Nga, bài tập này sẽ bao gồm các hoạt động đào tạo thêm ở hai biển khác là Okhotsk và biển Nhật Bản, cả  hai biển này nằm ở phía đông của Nga.

Cuộc tập trận đó, được gọi là Zapad, sẽ kiểm tra tính sẵn sàng chiến đấu của Nga và quân đội phương Tây của Belarus, mặc dù các nước láng giềng Baltic lo sợ rằng chiến dịch Zapad sẽ bao gồm một số lượng quân lớn hơn nhiều so với thông báo ban đầu. Lithuania biện dẫn Zapad của Nga "mô phỏng" một cuộc tấn công nhằm vào NATO

Lithuania và các Quốc gia vùng Baltic khác là Estonia và Latvia đã bày tỏ mối lo ngại cao về các cuộc diễn tập quân sự của Nga kể từ khi Moscow sát nhập bán đảo Crimea từ Ukraine vào năm 2014. Cuộc thăm dò gần đây cho thấy nỗi lo sợ về chiến tranh ở các quốc gia vùng Baltics lớn hơn nhiều so với nỗi sợ hãi của những cuộc tấn công khủng bố cực đoan.


Nguyễn Thế Anh
www.Zcomity.com

Nhấn nút " Like " hoặc " Share " bên dưới bài viết là ủng hộ nhóm chúng tôi cung cấp nhiều thông tin hơn.