Phi đạn hạt nhân "Qủy Satan" của Nga có khả năng tiêu diệt cả một Lục địa

Ngày:11/07/2017  
Nga đã phải đối mặt với rất nhiều trì hoãn trong việc chế tạo loại Phi đạn hạt nhân có tên là " Qủy Satan 2" có khả năng  hủy diệt toàn bộ nhiều quốc gia cùng một lúc, tuy nhiên cũng có thêm một hệ thống vũ khí tàn phá khác cũng có thể sớm được triển khai.

Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cho biết Bộ Quốc phòng của Moscow đã chuẩn bị ngay lập tức để bắt đầu nghiên cứu về vũ khí RS-28 Sarmat từng bị trì hoãn (NATO gọi nó là SS-X-30 "Satan 2") và loại Tàu lửa Barguzin chuyên chở các Hỏa tiễn đạn đạo, một hệ thống có thể vận chuyển nhiều Hỏa tiễn đạn đạo hạt nhân đánh vào các mục tiêu nối liền và tạo ra đường kính hủy diệt lên đến hàng ngàn dặm (tương tự như đầu đạn MIRV). Cả hai loại vũ khí có nguồn gốc từ thời Xô Viết này sẽ sớm được hồi sinh trong bối cảnh căng thẳng giữa Moscow và Washington ngày càng leo thang - nếu chính Phủ và khả năng công nghệ của Nga cho phép.
Hính 2: Hỏa tiễn RS-28 

Rogozin nói với Hãng tin Pravda, tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản Nga, chương trình chế tạo Hỏa tiễn RS-28 Sarmat và Barguzin đang "ở mức độ sẵn sàng tuyệt đối ... đối với việc thực hiện, nếu có quyết định phù hợp bao gồm những dự án trong các chương trình vũ khí Quốc gia".

RS-28 Sarmat có thể chứa đến 10 đầu đạn hạt nhân bên trong, đủ để công phá một khu vực có quy mô toàn bộ Bang Texas, hoặc thậm chí là cả nước Pháp. Mặc dù nhận xét của Rogozin cho biết, việc sản xuất loại Hỏa tiễn này liên tục bị trì hoãn kể từ khi được công bố vào năm 2014, và Bộ Quốc phòng Nga tuần trước cho biết, thử nghiệm sẽ được hoãn lại cho đến cuối năm nay, theo một báo cáo khác của Pravda. Hỏa tiễn này được dùng để thay thế R-36 Voevoda, được NATO gọi là "Qủy Satan" vào những năm 1970. Nó được cho là sẽ được đưa vào triển khai trong giai đoạn 2019 và 2020, nhưng đã xuất hiện những thất bại và lỗi Kỹ thuật làm ảnh hưởng đến dự án.
Hình 3: Đoàn tàu Barguzin chở các Phi đạn liên lục địa của Nga

Tàu lửa Barguzin cũng được cho là một cải tiến từ những thiết kế trước, được NATO gọi là "Scalpel". Các phiên bản trước của vũ khí lần đầu tiên được xem xét trong những năm 1960 và sau đó được phát triển vào những năm 1980, nhưng hệ thống này hầu như đã bị lãng quên sau khi Liên Bang Xô viết sụp đổ. Giờ đây, cái gọi là Tàu Lửa Ma có thể được tái khởi động nghiên cứu, như là một hệ thống vũ khí hạt nhân mới cùng những cải tiến giúp nó có khả năng di chuyển trên đường Ray xuyên qua nước Nga và khó bị phát hiện. Theo The National Interest, tàu lửa Barguzin có thể trang bị tới sáu Phi đạn ICBM nhiệt hạch RS-24 Yarry nặng 55 tấn, được nâng cấp từ ba phiên bản trước, và nó có thể sẽ được nhìn thấy vào năm 2019. Việc thử nghiệm Hỏa tiễn trên hệ thống vũ khí này được tiến hành trong tháng 11 tới.

Với khoảng 7.300 đầu đạn hạt nhân của Nga và 6.970 của Mỹ, đây là hai quốc gia sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn nhất nhì trên thế giới. Những kho dự trữ hạt nhân khổng lồ này phần lớn được phát triển trong cuộc chạy đua vũ trang thời hậu Đệ Nhị Thế Chiến, cho thấy những cường quốc hàng đầu thế giới đang cạnh tranh giành ưu thế Quân sự toàn cầu. Sự cạnh tranh đã được làm ngụi sau khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ, nhưng lại tiếp tục phục hồi trong những năm gần đây khi Mỹ ủng hộ liên minh NATO ở Châu Âu trong một cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng địa chính trị với Nga.

Nguyễn Thế Anh
www.Zcomity.com

Nhấn nút " Like " hoặc " Share " bên dưới bài viết là ủng hộ nhóm chúng tôi cung cấp nhiều thông tin hơn.