CHÚNG TA ĐANG Ở CON SÓNG NÀO?

Ngày:_ 05/05/2017  
Tiếp theo Phần I- Sự Phủ Phàng của Thị Trường Chứng Khoáng

Bài viết chiều nay có phần thể hiện sự bất lực và chấp nhận thực tế, tuy nhiên phần tiếp theo mới thực sự có ý nghĩa.
Đôi khi chúng ta say trong chiến thắng, all in full margin, 4:6, 3:7, T0, tắt máy ò í e... mà quên rằng đầu tư ck rất rủi ro chứ chẳng hề dễ như bỡn. Buồn cười là mua đôi giày Biti's Sơn Tùng MTP trên Lazada 650k còn cân đo đóng đếm thế mà mua 3 chữ cái xyz trên bảng điện cả trăm triệu, cả tỷ bạc thì nghĩ chả đến 2 phút. Mỗi lần cắt lốt là thôi rồi mất cả con SH mode chứ ko đùa. Tiền kiếm được trên ttck không đánh đổi bằng mồ hôi khi cởi trần giữa trưa hè soi chart, ko đổi bằng thời gian ngồi toét mắt bên máy tính, ko đổi bằng nhiều đêm thức khuya dậy sớm đọc tin, chém gió, hô hào, lùa gà. Cho nên mất 1 đống công sức vẫn ngậm ngùi trắng tay là bình thường.

- Tôi đề cập đến SDI là 1 ví dụ kinh điển của RỦI RO trên ttck vì sao, vì rủi ro của SDI là rất khó phát hiện ra, trên báo cáo tài chính có thể vẫn hoàn toàn đủ sạch và chấp nhận được, ấy vậy mà rủi ro lại đến từ cơ cấu cổ đông. Từ đây chúng ta hãy nhớ rằng 1 DN phải có ít nhất 2 cổ đông lớn có tỷ chi phối ngang nhau, quyền lợi không thể hy sinh cho nhau. Hãy nhớ KDC sau khi thâu tóm TRI đã cho Tribeco từ 1 DN nước giải khát lớn hàng đầu ở HCM phải phá sản, mất vài trăm tỷ thâu tóm trên 51%, sau đó gửi giá, gửi chi phí gấp mấy lần thu hồi hết, tay không bắt giặc, nuốt trọn 1 DN, lại ăn không mảnh đất ở trung tâm TP. Anh em nhà Glazer thâu tóm Man U sau đó đẩy cục nợ chi phí thâu tóm cho ManU, rút ruột dần CLB khiến CLB suy yếu.
- Có những cấp độ rủi ro sau, nhân biết để phân lớp các cổ phiếu vào nhóm khác nhau:
+ DN tốt loại 1, ít rủi ro: nợ ít, không vay nợ ngân hàng, có chăng chỉ chiếm dụng vốn đối tác, biên lợi nhuận gộp/ròng cao, vòng quay tài sản lớn (tscd, hàng tồn kho). Đây là thể loại siêu doanh nghiệp, rất ngon rất hiếm, ví như kim cương vậy: VNM, BMP, DHG, thường chúng là nhóm DN sản xuất hoặc công nghệ, y tế, dược phẩm, hàm lượng công nghệ, chất xám lớn, khó bị xâm nhập, đã chiến thắng trong cạnh tranh. Một số DN có nợ nhiều 1 chút do phải đầu tư vào tài sản cố định nhưng vẫn có biên LN cao như HPG, HSG, VCS
***Bản chất lợi nhuận = biên * vòng quay. Nếu cả biên, cả vòng quay cao thì tuyệt cmn vời, ngoạ long phụng sồ được 1 trong 2 thì cũng được cả thiên hạ rồi.
+ DN tốt loại 2: DN loại này bắt đầu có rủi ro hơn, đặc thù là biên lợi nhuận thấp, vay nợ kha khá, đương nhiên biên thấp thì phải vòng quay cao để bù lại, muốn có vòng quay cao thì phải liên tục bán hàng, nhập hàng rồi lại bán hàng, tức nhiên tồn kho cũng phải lớn và công nợ nhiều, mà thế thì cạn cmn vốn, phải vay nợ... Các DN nhóm này thường là DN thương mại hay gia công, xây lắp với giá trị gia tăng thấp như MWG, HBC, VIS, PTB. Tuy nhiên nhóm này có cái lợi khủng khiếp là dễ dàng tăng trưởng trong bối cảnh kinh tế thuận lợi, ví dụ 1 ông sản xuất lốp ko dễ gì tăng gấp đôi sản lượng từ 5000 chiếc lốp lên 10.000 chiếc vì còn phải xây nhà máy, nhưng ông thương mai thì chỉ việc tăng margin lên là xong, mua đâu chả có hàng, tăng doanh số là tăng LN. DN loại này còn hấp dẫn hơn loại 1 khi nền kinh tế tăng trưởng tốt. Thực ra trùm của nhóm DN loại này là Ngân hàng, biên cực thấp ( huy động 7%, cho vay 9%) nhưng đòn bẩy thì cực cao (TTS gấp 10-20 lần vốn chủ) và vòng quay cực lớn.
+ DN tốt loại 3: nợ ít, ko vay nợ ngân hàng, biên lợi nhuận cao nhưng vòng quay tài sản lại thấp: biên cao nhờ độc quyền, hoặc khó mà xâm nhập do đặc thù địa lý , chính trị, độc quyền ví dụ như thuỷ điện, khu công nghiệp, dầu khí: nổi bật là TBC, TMP, IDV, NTC, PVD. Nhóm DN dựa vào biên và khó có thể tăng vòng quay thì rủi ro lớn nhất đến từ giảm biên LN, giảm giá bán thành phẩm, dịch vụ...
Tóm lại các DN trên có 3 nhóm rủi ro chính: rủi ro do vay nợ lớn, rủi ro do biên LN thấp, rủi ro do vòng quay tài sản thấp.
+ Thế tôi hỏi bạn, DN bất động sản thì biên cao hay thấp, biên cao ra phết đó nhé, 20-25% đó, tuy nhiên rủi ro nhóm DN này đến từ chu kỳ gặt hái thành quả, trong khi nhóm DN khác như cây ngắn ngày, sáng trồng chiều thu hoạch thì nhóm DN bất động sản phải mất vài năm để thực hiện dự án, rất lâu mới hái quả, càng lâu hái quả thì rủi ro càng cao. lỡ đang ra quả bị hái trộm, sâu bệnh, bão lũ... DN bất động sản phải đối mặt với rủi ro lãi suất tăng, rủi ro tt bất động sản đóng băng, kinh tế suy thoái, lạm phát...vv nên nói thẳng nhé đừng bao giờ đầu tư dài hạn vào nhóm DN bất động sản, lúc nào quả chín nhảy vào hái thôi. >> rủi ro chu kỳ gặt hái LN
+ các DN đầu tư tài chính thì bố của rủi ro rồi, khỏi nói nhiều ai cũng biết, mình đầu tư còn thua bỏ mẹ nữa là mua cổ phiếu của nó.

( mai viết tiếp phần 3 sóng chứng khoán)

Phần I- Sự Phủ Phàng của Thị Trường Chứng Khoáng


Tác Gỉa: Linh Nguyễn 

__________
Tìm thấy sai sót trong bài viết này ?, Bạn có thể để lại comment bên dưới hoặc vui lòng thông báo cho chúng tôi theo địa chỉ mail: Theanhwdr@gmail.com