Mỹ tăng ngân sách Quốc phòng mua thêm 12 phi đạn phòng thủ THAAD khiến Trung Quốc e dè

Ngày:20/03/2017  
Zcomity (20/03/2017): Ngũ giác Đài đề nghị tăng cường thêm 30 tỷ Mỹ Kim cho khoản ngân sách Quốc phòng tài khóa 2017 trong đó bao gồm chi phí cho 12 phi đạn phòng thủ THAAD hit-to-kill, chẳng hạn như việc Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ này ở Hàn Quốc đã vấp phải sự phản đối gay gắt bởi Trung Quốc, Nga và Bắc Triều Tiên. Thông báo hôm thứ Năm đã diễn ra cùng ngày với tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ, ông Rex Tillerson đã cảnh báo rằng "tất cả sự lựa chọn đều nằm trên bàn" để ngăn chặn các chương trình hỏa tiễn đạn đạo hạt nhân liên lục địa của Triều Tiên, không loại trừ một cuộc tấn công Quân sự có thể xảy ra. Tại Ngũ Giác Đài, dưới sự sấp xếp của thư ký Quốc Phòng John P. Roth đã thông qua yêu cầu tăng ngân sách Quốc phòng thêm 30 tỷ USD và ông cho biết, chúng tôi đang mua bổ sung 12 phi đạn đánh chặn THAAD với chi phí 151 triệu USD.
Hệ thống phòng thủ tầm cao THAAD là viết tắt của Terminal High Altitude Area Defense

Theo báo cáo của Cơ quan Tình báo Phòng thủ Không Gian, một tổ hợp đầy đủ của hệ thống Phòng thủ tầm cao THAAD của hãng Lockheed Martin chế tạo sẽ có giá khoảng 800 triệu Mỹ Kim. hệ thống này bao gồm ít nhất sáu bệ phóng phi đạn, mỗi bệ phóng trang bị tám hỏa tiễn, với hai trung tâm điều khiển chiến thuật và radar mặt đất di động AN / TPY-2.

Đầu tháng này, hai phương tiện phóng Phi đạn THAAD đã tới căn cứ không Quân Osan ở Hàn Quốc, và các quan chức Quân đội Nam Triều Tiên nói rằng hệ thống THAAD có thể sẽ hoạt động vào tháng tới tại một sân gôn cũ ở Seongju phía Nam Seoul. Một tổ hợp THAAD đã được lắp tại đảo Guam và hai radar AN / TPY-2 độc lập, do hãng Raytheon chế tạo, được đặt tại Nhật Bản, nơi chúng được tích hợp với hệ thống phòng thủ Patriot PAC-3.

Trong chuyến đi tới Hàn Quốc hồi tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis nói rằng THAAD hoàn toàn là một hệ thống chuyên phòng thủ nên không đáng lo ngại đối với Trung Quốc và Nga. Mattis nói: "Không có quốc gia nào khác phải bận tâm đến THAAD trừ Bắc Triều Tiên nếu họ có ý định gây hấn.

Phạm vi hoạt đọng của THAAD đã bắt đầu đến Osan sau khi Bắc Triều Tiên bắn bốn hỏa tiễn tầm trung vào biển Nhật Bản, ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản. Hệ thống THAAD ở Hàn Quốc được dự định là lớp đầu tiên trong phạm vi phòng thủ ba lớp chống lại các hỏa tiễn tầm ngắn và tầm trung của Bắc Triều Tiên. Radar AN / TPY-2 mạnh mẽ, là loại radar X-band di động lớn nhất thế giới, sẽ theo dõi các hỏa tiễn được phóng ra và cố gắng bắn hạ nó bằng phi đạn đánh chặn của THAAD. Nếu THAAD bắn hạ không thành công, dữ liệu theo dõi của THAAD, ngay lập tức chuyển tới các tàu khu trục lớp Arkeigh Burke ở ngoài khơi, sẽ cho phép các tàu khu trục cố bắn hạ tên lửa bằng hệ thống Aegis Combat, do RCA phát triển và hiện giờ được sản xuất bởi Lockheed.

Nếu thất bại, các tổ hợp Patriot PAC-3, có dữ liệu theo dõi từ THAAD được gửi bởi các tàu khu trục Aegis, sẽ là tuyến phòng ngự cuối cùng. Theo các nhà thầu Lockheed, hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis và Patriot được liên kết với THAAD bởi hệ thống Quản lý và Điều khiển Chiến đấu của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, được gọi là C2BMC.
Theo nhà thầu Lockheed, hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis và Patriot được liên kết với THAAD bởi hệ thống Quản lý và Điều khiển Chiến đấu của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, được gọi là C2BMC.

Những phàn nàn của Trung Quốc và Nga về năng lực của các hỏa tiễn đánh chặn trong hệ thống THAAD là không nhiều, nhưng loại radar mặt đất tầm xa AN / TPY-2 đã gây lo ngãi cho Nga-Trung. 

Trung Quốc đã cáo buộc rằng Radar X -Band có khả năng giám sát các hoạt động quân sự của nước này trong khi Nga cũng đưa ra những than phiền tương tự về hoạt động của X-Band ở vùng Viễn Đông của Nga.

Ông Tillerson đã đến thăm khu vực phi quân sự của Hàn Quốc tại Panmunjom hôm thứ 6 và dự kiến tổ chức các cuộc hội đàm cấp cao ở Trung Quốc hôm thứ Bảy. Trước chuyến thăm của ông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hua Chunying lại kêu gọi Hàn Quốc đảo ngược và hủy bỏ triển khai của THAAD, hãng tin Tân Hoa Xã của Trung Quốc đưa tin. "Chúng tôi một lần nữa thúc giục các bên liên quan đối mặt với bản chất thực sự của vấn đề cũng như các mối quan tâm chính đáng của Trung Quốc và hãy ngừng việc triển khai THAAD", ông Hua nói.


Nguyễn Thế Anh