Điều gì sẽ dẫn đến một cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc

Ngày:15/03/2017  

Zcomity (15/03/2017): Trung Quốc đang xây dựng các cơ sở quân sự kiên cố nhằm khẳng định chủ quyền phi lý của họ đối với hầu hết vùng Biển phía Nam Trung Hoa và đưa ra những tuyên bố đó nếu cần thiết. Chính quyền Trump cũng giống như người tiền nhiệm trước đó đã phản đối đúng sự tiến triển này, điều này có thể sẽ dẫn đến một cuộc đối đầu quân sự ngày càng gia tăng.

Trong khi đó, mối quan hệ thương mại giữa Trung-Mỹ nói chung có thể làm suy yếu những quyết định của hai nhà lãnh đạo của cả hai bên trước một khủng hoảng như vậy. Tuy nhiên, chiến tranh thực sự giữa hai cường quốc này dường như quá xa vời: mối đe dọa vẫn chưa đủ cao và các tranh chấp không đủ nghiêm trọng để thúc đẩy các nhà lãnh đạo của hai bên để khởi xướng một cuộc xung ngay tức thời. Tuy nhiên, vẫn có mối nguy cơ trong sự thỏa mãn về một cuộc chiến nguy hiểm giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, do khả năng xảy ra khủng hoảng ngày càng gia tăng cùng với những tiến bộ trong công nghệ quân sự cả hai bên có thể gây ra tình trạng bất ổn trong khu vực.

Bằng việc cải tiến các cảm biến tầm xa và độ chính xác của những loại vũ khí thông minh, các lực lượng thông thường của mỗi bên ngày càng có năng lực để nhắm mục tiêu và tấn công lẫn nhau. Trong một cuộc khủng hoảng, sự ức chế đối với chiến tranh có thể dẫn đến xung lực để đạt được lợi thế bằng cách tấn công phủ đầu, thậm chí là tránh né, trước khi bị tấn công. Do đó, các phép thử không phải là liệu các rào cản chiến tranh có đủ mạnh trong thời bình hay không mà vấn đề là liệu họ có thể giữ được mình trong thời gian khủng hoảng hay không.

Tất nhiên, các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Mỹ có thể can thiệp ngay lập tức để ngăn chặn một cuộc xung đột trước khi nó vượt khỏi tầm tay. Nhưng ở đây, sự quá tự mãn cũng là một sai lầm. Bởi vì cả hai bên có lực lượng tấn công ngày càng mạnh nhưng cũng dễ bị tổn thương, có một động lực để "sử dụng ’em or lose ’em” khi bắt đầu cuộc chiến. Một cuộc xung đột có thể leo thang nhanh chóng và trở nên khó ngăn chặn.

Một nghiên cứu gần đây của Rand Corp. cho thấy một phần đáng kể các lực lượng hải quân của Mỹ, bao gồm các tàu sân bay, và một phần lớn hơn các lực lượng của Trung Quốc có thể bị phá hủy nhanh chóng khi cuộc chiến nổ ra.

Mặc dù sự cân bằng quân sự ở Tây Thái Bình Dương vẫn ủng hộ Hoa Kỳ, điều này đang chuyển hướng cũng như việc Trung Quốc đầu tư một phần lớn ngân sách quân sự ngày càng tăng vào vùng nhận dạng phòng không" và các hỏa tiễn chống tàu, Trong khu vực.

Hơn nữa, mặc dù chi tiêu quân sự của Hoa Kỳ cao gấp 3 lần Trung Quốc, nhưng năng lực Trung Quốc chỉ tập trung vào Tây Thái Bình Dương, trong khi Hoa Kỳ phải đối mặt với các mối đe dọa ở những nơi khác, chẳng hạn như Nga, Iran và nhóm chiến binh Nhà nước Hồi giáo (ISIS).

Hiện nay, mối bất lợi quân sự của Trung Quốc đang giảm đi, nhưng nó sẽ bị tổn hại lớn hơn Hoa Kỳ - trong trường hợp xảy ra chiến tranh. Sụp đổ thương mại song phương sẽ gây tổn hại cho cả hai nền kinh tế, nhưng hầu như toàn bộ thương mại của Trung Quốc phụ thuộc đường biển, sẽ bị gián đoạn bởi cuộc chiến ở Tây Thái Bình Dương.

Mặc dù tổng sản phẩm quốc nội của Hoa Kỳ có thể giảm từ 5 đến 10 phần trăm trong năm đầu tiên của chiến tranh, Trung Quốc có thể giảm 25 phần trăm hoặc nhiều hơn. Bởi vì tính hợp pháp của chế độ ở Trung Quốc phụ thuộc vào hiệu quả kinh tế mạnh mẽ, bất ổn chính trị có thể khiến quốc gia này gặp nhiều khó khăn.

Các nhà hoạch định chính sách của Mỹ nên làm gì trong vấn đề này? Nếu chỉ đơn giản bằng cách để cho Trung Quốc giành được sự kiểm soát thực tế trên Biển Nam Trung Hoa thì không thể chấp nhận được vì tầm quan trọng sống còn của khu vực này, qua đó có khoảng 40% giá trị thương mại bằng đường biển trên thế giới đi qua nơi này. Đồng thời, các đồng minh Mỹ và các nước khác trong khu vực sẽ mất niềm tin vào Hoa Kỳ nếu đứng yên trước sự bành chướng của Trung Quốc. Và Hoa Kỳ cũng không thể thoát khỏi tình huống khó xử này. Một cuộc chạy đua vũ trang ở Tây Thái Bình Dương sẽ có lợi cho Trung Quốc vì họ có thể tập trung thao túng cả trong khu vực và khả năng nhắm mục tiêu vào các lực lượng tấn công của Mỹ.

Trong khi đó, với mức độ nguy hiểm của cuộc khủng hoảng Trung-Mỹ, các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ cũng có thể hợp tác với Trung Quốc để tìm kiếm sự thỏa mãn lợi ích của cả hai cường quốc lẫn các nước khác trong Biển Đông. Điều này sẽ rất khó khăn, mất thời gian và không nhất thiết phải thành công, vì Trung Quốc nhấn mạnh rằng hầu hết vùng biển này thuộc về họ.

Điều duy nhất có thể làm trong lúc này là đảm bảo rằng Washington và Bắc Kinh có một kênh đối thoại trực tiếp và tích cực giữa hai bộ trưởng quốc phòng để xoa dịu cuộc khủng hoảng trước khi mỗi bên có những bước đi đầu tiên. Kênh này phải mở ra không chỉ trong khủng hoảng mà còn để ngăn chặn sự leo thang Nếu chiến tranh nổ ra.

Cuối cùng, các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Trung Quốc nên nhấn mạnh rằng các chỉ huy quân đội của họ có những sự lựa chọn khác ngoài những cuộc tấn công phủ đầu và leo thang trong trường hợp xảy ra chiến tranh.


Nguyễn Thế Anh