Huyền thoại súng trường M1A - Springfield của Mỹ

Ngày:08/03/2017  


Zcomity (28/11/2015):  Từ năm 1959 đến năm 1970 M14 từng phục vụ với sự ưu việt của nó như súng trường tiêu chuẩn của quân đội Hoa Kỳ. Khi Springfield Armory® tại Geneseo, IL đã  phát hành Phiên bản hợp pháp cho mục đích dân sự, Khẩu M1A ™ - có sẵn cho công chúng vào năm 1974, các xạ thủ cuối cùng có thể tận hưởng những khẩu súng trường như nhau, loại súng từng được rất nhiều các quân nhân sử dụng trong quá khứ.

Thông tin cơ bản:
Sản xuất tại USA
Tên đầy đủ: United States Rifle, 7.62 mm, M14
Nhà sản xuất: TRW Inc, H&R, Wincheste, Springfield Armory Inc .
Loại: Battle Rifle (Súng trường tấn công)

Cỡ đạn: 7.62×51mm NATO (.308 Winchester)
Tầm bắn hiệu quả: 450m
Độ dài súng: 112cm
Số đạn: 20 viên/1 băng
Tốc độ bắn: 700-750 viên/ phút (tối đa)
Cân nặng: 4 kg (không có đạn), 5.2 kg (có đạn)
Cơ chế ngắm: Điểm ruồi nhỏ ở phía trước, kính ngắm M48 (có thể điều chỉnh) (?)
Số lượng sản xuất: 1,38 triệu khẩu (1964 – USA).

 Thông tin chi tiết

Những năm cuối của World war II ( đệ nhị thế chiến). Người Mỹ nhận ra họ cần nâng cấp, cải tiến khẩu M1 Garand của họ. Do súng chỉ có 8 viên/băng, súng khá nặng do dùng đạn .30-06, ảnh hưởng số đạn mang theo của 1 lính Mỹ và súng có thế cắt hoặc gãy ngón tay cái của người dùng khi nạp 1 clip vào súng nếu người dùng không kéo “thanh đẩy đạn” lên hết (google dịch đấy, nguyên tác là operating rod) . Đầu năm 1944, quân đội Mỹ đã lập 1 bản kế hoạch cho các công ty vũ khí về dự án nâng cấp M1 Garand thành 1 khẩu khác có trọng lượng nhẹ hơn, cỡ đạn nhỏ hơn nhưng vẫn phải giữ được uy lực mạnh, có nhiều đạn hơn trong 1 băng, nhiều khả năng mới... Nhưng vẫn phải giữ phần thiết kế “self-loading” đã làm nên thương hiệu của khẩu Garand.

Vào những năm 1950s, có 2 ứng cử viên được đem đi thử nghiệm là T44 (thay thế hộp đạn 8 viên của Garand thành hộp đạn 20 viên của BAR, thêm chế độ select-fire,...) và T48 (sử dụng đạn .308 Winchester thay cho .30-06 của Garand, thêm grip vào butt-stock như Thompson,)

Springfield Armory M1A
 Dù cả 2 được đánh giá là tốt về uy lực, độ chính xác, nhưng cả 2 đều yếu kém trong môi trường lạnh, bụi, hiện tượng kẹt đạn, kẹt chốt diễn ra nhiều cho dù T44 được đánh giá cao hơn. Vì thế, Mỹ đã quyết định không duyệt cả 2 khẩu này cho tới khi có thay đổi mới

Rồi vào năm 1954, cả 2 mẫu đều có thay đổi về chất liệu, loại thép mới: AINSI 8620 được sử dụng làm súng nhẹ hơn nhưng vẫn khá bền, và mẫu T44 thay đổi để sử dụng đạn .308 Win, cải tiến bộ phận giảm ma sát để sử dụng tốt trong thời tiết lạnh, mẫu T48 cũng có thay đổi phần gas-operation  . Tháng 6 năm 1964, 2 mẫu T44 và T48 lại được thử nghiệm lần 2 và mẫu T44 đã chiến thắng do nhẹ hơn, ít bộ phận hơn T48 và nhà máy sản xuất Garand cũng có thể sử dụng để sản xuất mẫu T44 mà không cần thay đổi gì nhiều.

Năm 1957, mẫu T44 được Mỹ chính thức thông qua để phục vụ cho quân đội với tên gọi là M14

Năm 1958, dây chuyền sản xuất M14 đầu tiên được khánh thành

Năm 1961, gần như tất cả các sư đoàn USMC đều được trang bị M14 (một số sư đoàn vẫn còn dùng M1 Garand).
M14 có sức tấn công cao, có thể bắn xuyên 2 chú (kể cả quân trang) ở tầm trung và thừa hưởng gần như tất cả ưu điểm của khẩu M1 Garand.

Dù vậy súng cũng có nhược điểm là:
+ Súng dài, gây vướng và khó chịu
+ Báng súng bằng gỗ nên súng bị giảm độ chính xác trong điều kiện rừng nhiệt đới ẩm (súng bị ngưng sản xuất trước khi khắc phục được)
+ Súng không thế kiểm soát được độ giật khi dùng chế độ automatic, nên các khẩu M14 tiêu chuẩn đời sau được thiết kế chỉ có 1 chế độ semi-auto

M14 được sản xuất cho tới năm 1963 khi M16A1 ra đời, M14 bị cắt viện trợ cho quân Mỹ ở Việt Nam. Năm 1967, dòng súng Arma-Lite (AR-15, M16) được đưa làm súng trường tiêu chuẩn của bộ binh Mỹ thay cho M14, các nhà máy sản xuất M14 bị thay bằng M16A1. M14 được người Mỹ dùng rất hạn chế sau năm 1968, phần lớn được chia cho các tiểu đoàn hoặc trang bị cho quân đội các nước khác sau năm 1970 (Đài Loan, Phillipines,.).

Một bộ phụ kiện tiêu chuẩn của M14 thường có: lưỡi lê, dây đeo (2 cái), dụng cụ lau chùi, 3 băng đạn, chân chống (bipod), súng phóng lựu 40mm M76 (premium), nòng giảm thanh (premium)

Hiện nay M14 chỉ còn thấy được sử dụng dưới dạng súng bắn tỉa như M14EBR, M25 (biến thể), M21 và trang bị cho SEAL, SFOD (hay còn gọi là Delta), Green Beret. Hay được sử dụng trong các lễ diễu hành lễ tang quân sự ở Mỹ (cùng với M1 Garand, M1903). Một số còn được biến đổi để bắn móc, đạn cao su,...

M14 có rất nhiều biến thể sau năm 1960, điển hình là:
- M21, M25: 2 phiên bản súng bắn tỉa phổ biến nhất của M14 với ống ngắm Bausch & Lomb x10-40 và nòng súng được kéo dài, được sử dụng ở chiến tranh Iraq
Anh lính Mỹ đang cầm một khẩu  M-14 Rifle

- M14EBR: Phiên bản M14 được làm bằng hợp kim nhôm dành cho máy bay, butt-stock có thế gập vào, 2 chế độ bắn, và tay cầm súng ngắn. Súng được bán với giá 120.000$ ở Mỹ.

- M14A1/M15: Phiên bản M14 có 2 chế độ bắn, báng gỗ và thân súng nặng hơn để kiểm soát độ giật, được Mỹ sử dụng trong một thời gian ngắn .



Nguyễn Thế Anh