Có 7 hành tinh giống Trái Đất nằm trong Hệ Sao Trappist-1

Ngày:25/03/2017  
 Zcomity (26-3-2017) Một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế vừa phát hiện bảy hành tinh có kích cỡ bằng Trái đất chỉ cách chúng ta 40 năm ánh sáng (1 giây ánh sáng= 300.000km).
Ảnh: Hệ Sao Trappist-1 rất giống với Hệ mặt trời của chúng ta, nhưng nó có tới 7 hành tinh xoay quang vùng tồn tại sự sống gọi là Goldilocks Zone

Theo thông cáo báo chí, tất cả bảy hành tinh đó đều có khối lượng nhỏ hơn hoặc ngang bằng với Trái đất. Các nhà khoa học cho biết, nhiệt độ trên bảy hành tinh này đủ ấm áp để nước lỏng chảy trên bề mặt và rằng các hành tinh này nằm trong vùng Goldilocks Zone (Qũy đạo bay quanh một ngôi sao không quá xa để trở nên lạnh lẽo, hoặc không quá gần trở nên nóng chảy. đây là vùng có nhiệt độ vừa phải để hỗ trợ tốt cho sự sống sinh vật),  tức khu vực có nhiệt độ phù hợp xung quanh một ngôi sao, cho phép nước lỏng tồn tại.

Ông Michael Gillon, thuộc Viện nghiên cứu STAR tại Đại học Liege ở Bỉ, là tác giả chính của cuộc nghiên cứu. Ông cho biết rất phấn khởi với phát hiện mới này.

“Đây là một hệ hành tinh tuyệt vời, không chỉ vì phát hiện được nhiều hành tinh cùng một lúc, mà còn vì chúng đều có kích cỡ tương tự Trái đất,” ông nói.

Những phát hiện mới được công bố trên tạp chí Nature hôm nay.

Các hành tinh này được phát hiện quay quanh một tinh tú nhỏ gọi là Trappist-1.
Những hành tinh này sẽ tồn tại nước lỏng, dễ dàng phát triển sự sống. 


Nó tương tự như sao lùn đỏ Proxima Centauri (Cận Tinh), cách Trái đất chỉ 4,2 năm ánh sáng.

Năm ngoái, các nhà khoa học cũng phát hiện một hành tinh giống Trái đất, được gọi là Proxima b, cũng nằm trong vùng Goldilocks zone.

Công cuộc khám phá các hành tinh này là một nỗ lực quốc tế. Năm ngoái, các nhà thiên văn đã phát hiện ra ba hành tinh cỡ Trái đất quay quanh Trappist-1. Các hành tinh đó được phát hiện bằng cách giám sát ‘quá trình chuyển tiếp’, khi các hành tinh này băng ngang Trappist-1 và ánh sáng của chúng bị mờ đi.

Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã quyết định theo dõi kỹ hơn, giám sát sao Trappist-1 hàng tháng trời bằng nhiều kính thiên văn khác nhau tại Chile, Ma-rốc, Hawaii, La Palma và Nam Phi. Tháng 9 năm 2016, kính viễn vọng không gian Spitzer của NASA đã theo dõi sao Trappist-1 trong suốt 20 ngày.

Nhờ đó họ phát hiện thêm bốn hành tinh, tất cả đều có thể có nước lỏng trên bề mặt.
Kính thiên văn vũ trụ James Webb sắp được đưa vào hoạt động vào năm tới có thể sẽ còn cho chúng ta cái nhìn gần hơn với các hành tinh xung quanh Trappist-1.

Brice-Olivier Demory, một trong những tác giả cuộc nghiên cứu và là Giáo sư tại Trung tâm Không gian và Sự sống thuộc Đại học Bern, cho rằng thêm kính viễn vọng Webb vào công tác nghiên cứu sẽ cho phép chúng ta tiến xa hơn, không chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm các hành tinh, mà thay vào đó, là khởi sự tìm kiếm sự sống trên các hành tinh này.