Đơn Vị Kiến Thức Làm Phần Đọc Hiểu Ngữ Văn

Ngày:07/08/2016  


I/ 6 Phong cách ngôn ngữ chức năng : Các phong cách ngôn ngữ Khái niệm Đặc trưng cơ bàn Các kiểu văn bản 


 1.  Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

 - Khái niệm : Là phong cách ngôn ngữ hàng ngày, mang tính chất tự nhỉên, thoải mái và sinh động, ít trau truốt.

- Đặc trung : Cá thể. - Sinh động - cụ thể. - Cảm xúc. 

-Các kiểu văn bản : Ngôn ngữ hội thoại hàng ngày; thư từ, nhật ký, tin nhắn... . 


2, P/c ngôn ngữ nghệ thuật 

- Khái niệm : Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các vãn bản thuộc lĩnh vực văn trương.

- Đặc trưng :Hình tượng. - Truyền cảm- đa nghĩa. - Cá thề hóa. 

- Các kiểu văn bản : Tự sự; Trữ tình; Kịch

3. Phong cánh ngôn ngữ bảo chí 

- Khái niệm : Là phong cách ngôn ngữ dùng trong báo chí, thông báo tin tức thời sự

- Đặc trưng : - Thông tin thời sự. - Ngắn gọn. - Sinh động, hấp dẫn.

- Các kiểu văn bản : Bản tin; Phóng sự; Tiểu phẩm

4. p/c ngôn ngữ chính luận .

- Khái niệm : Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ đối với những vấn đề, thiết thực, nóng bỏng của đời sống, chính trị - xă hội. 

- Đặc trưng : Công khai về chính kiến, lập trường, tư tưỏng chính trị. - Chặt chẽ trong lập luận. - Truyền cảm mạnh mẽ.

- Các kiểu văn bản : Tuyên ngôn, lời kêu gọi, bài xã luận.

5. p/c ngôn ngữ khoa học

- Khái niệm : Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực khoa học “ công nghệ

- Đặc trưng : - Khái quát, trừu tượng; - Lí trí, logic; - khách quan, phi cá thể.

- Các kiểu văn bản : Văn bản khoa học chuyên sâu; Văn bản khoa học giáo khoa; Văn bàn khoa học phổ cập.

6 p/c ngôn ngữ hành chính

- Khái niệm : Là phong cách ngôn ngữ đùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực giao tiếp điều hành và quản lí xã hội.

- Đặc trưng : Khuôn mẫu. - Minh xác. 

- Các kiều văn bản : Công vụ Văn bàn quy phạm pháp luật; Văn bản hội nghị; Văn bản thủ tục hành chính :

II/6 Phương thức biểu đạt :Сác phương thức biểu đạt, Khái niệm; Dạng văn băn chính

1.Tự sự 

- Khái niệm : Trình bày các sự việc (sự kiện) có quan hệ nhân quả dẫn đến kết quả. Múc đích: biểu hiện con nguời, quy luật đời sống, bày tỏ thái độ. 

- Dạng văn bản chính: Bản tin báo chí, Bản tường thuật, tường trình, Tác phầm văn học nghệ thuật (truyện, tiểu thuyết) .

2. Biểu cảm

- Khái niệm : Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc của con nguời trước những vấn đề tự nhiên, xã hội, sự vật...

- Dạng văn bản chính: - Điện mừng, thăm hỏi, chia buồn - Tác phẩm văn học: thơ trữ tình, tùy bút.

 3 .Miêu tả

- Khái niệm : Tái hiện các tính chất, thuộc tính sự vật, hiện tượng, giúp con nguời cảm nhận và hiểu được chúng.

Dạng văn bản chính: Văn tả cảnh, tả người, vật.- Đoạn văn miêu tả trong tác phẳm tự sự.

4. Thuyết minh
- Khái niệm: trình bài thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả có ích hoặc có hại của sự vật hiện tượng, để người đọc có tri thức và thái độ đúng đắn với chúng.

Dạng văn bản chính: Thuyết minh sản phẩm, giới thiệu di tích, thắng cảnh, nhân vật; - trình bài phương thức và kết quả trong khoa học.

5. Nghị luận.
Khái niệm: Trình bài tư tưởng, chủ trương quan điểm của con người đối với tự nhiên, Xã hội, qua các luận điểm, luận cứ và lập luận thuyết phục.
- Dạng văn bản; - Cáo , hịch, chiếu, biểu, -Xã luận, bình luận, lời kêu gọi; -Sách lí luận; - Tranh luận về một vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa .

6. Hành chính công vụ
- Khái niệm: trình bài theo mẫu chung và chịu trách nhiệm về pháp lý các ý kiến, nguyện vọng của cá nhân, tập thể đối với cơ quan quản lí.
- Dạng văn bản chính- đơn từ; - báo cáo;- đề nghị.
= tự sự và miêu tả
- Văn miêu tả thường được xem là một công cụ, một kỹ năng để làm văn bản tự sự ( một kiểu văn bản tổng hợp).
= tự sự và biểu cảm
- Cũng như văn miêu tả, văn biểu cảm, ít khi sử dụng độc lập. Nó thường được sử dụng phối hợp với văn bản miêu tả tự sự, văn thuyết minh.
= Tự sự và thuyết minh
- Tự sự và thuyết minh là hai kiểu văn bản rất khác nhau. Nhưng trong văn bản thuyết minh, khi cần người ta cũ lồng ghép vào một số đoạn văn tự sự. Ví dụ khi thuyết minh về một thắng tích lịch sử, người ta có thể đưa vào một số đoạn trần thuật một sự kiện lịch sử, kể lại một huyền thoại,... liên quan trực tiếp đến thắng tích lịch sứ ấy. Khi thuyết minh một vấn đề văn hóa, văn học, người ta có thể thuật, tóm tắt lại một tác phẩm văn học làm cơ sở, luận cứ cho việc thuyết minh sinh động, sáng rõ thuyết phục hơn.
= Tự sự và nghị luận
-Tự sự là kể chuyện thông qua các sự việc, nhân vật, chi tiết, cốt truyện..., còn nghị luận là bàn bạc, thuyết phục bằng lí lẽ, chứng cứ. Một bên sử dụng nhiều hư cấu, tưởng tượng... bên kia chủ yếu dùng tư duy logic, luận lí... như thế hai kiểu văn bản này rất khác nhau. Tuy nhiên, khác nhau không phải là không có mối quan hệ. Do nhu cầu tái hiện lại cuộc sống một cách đa dạng và phong phú, có thể nói văn bản tự sự "thu nạp" trong mình tất cả các dạng thứ phản ánh cuộc sống, trong đó có nghị luận. Con người ngoài đời có tất cả các cung bậc tình cảm và cũng nhiều trăn trở băng khoăn, nhiều suy ngẫm, triết luận... thì trong văn học cũng có các nhân vật tương ướng. chính vì thế, yếu tố nghị luận thể hiện rõ ở văn bản tự sự trong những chuyện với các tình huống và nhân vật mang nhiều đằn vặt,suy tư, triết lý.
= Miêu tả và biểu cảm
- Nhìn chung, văn biểu cảm phân biệt với văn miêu tả một cách rõ rệt. Nếu mô tả nhằm tái hiện đối tượng trong thế giới khách quan, thì văn biểu cảm lấy việc biểu lộ nội tâm chủ thể làm mục đích. Phương thức miêu tả là sử dụng các chất liệu tạo hình, còn biểu cảm thì sử dụng các chất liệu gợi tình.



Zcomity Team