Các Đại Dương Kiểm Soát Thời Tiết Toàn Cầu

Ngày:12/08/2016  
Dòng hải lưu Vùng Vịnh (DHLVV) thuộc Đại Tây Dương là quan trọng nhất trong số những dòng hải lưu trên thế giới. Đó là nguồn nhiệt khổng lồ, mang theo một lượng nước ấm cực lớn từ phương Bắc để sưởi ấm Châu Âu. Dòng hải lưu này đã định hướng những mô hình thám hiểm đại dương, giao thương đường biển và có thể là yếu tố quyết định đối với sự khởi đầu của Kỷ băng Hà. Cuối cùng đây là yếu tố then chốt để hiểu rõ mô hình chu kỳ toàn cầu cũng như tính chất liên kết giữa các đại dương, thời tiết và vù khí hậu trên thế giới.


Là một Chính khách, nhà phát minh kiêm nhà khoa học người Mỹ, Benjamin Franklin, đã tiến hành cuộc điều tra khoa học đầu tiên về DHLVV và khám phá ra tầm quan trọng của nó đối với thời tiết và khí hậu trên trái đất. Công trình của ông đã khởi đầu cho quy trình nghiên cứu khoa học đối với các dòng hải lưu, nhiệt độ đại dương, sự tương tác của dòng hải lưu với gió, cũng như ảnh hưởng của các dòng hải lưu đối với khí hậu. Những khám phá của Franklin đã đánh dấu cho sự khởi đầu của nghành Hải Dương Học hiện đại. Benjamin Franklin đã tiến hành lập bản đồ cho DHLVV nhằm gia tăng tốc độ luân chuyển của tàu thủy xuyên đại Tây Dương. Ông đã khám phá ra các dòng hải lưu chính là yếu tố hàng đầu trong việc kiểm soát khí hậu và thời tiết toàn cầu. Các dòng hải lưu trên bề mặt đã được chú ý từ sớm bởi các thủy thủ Na Uy khi họ dương buồm bang qua Đại Tây Dương. Columbus và Ponce de leon đã mô tả DHLVV dọc theo bờ biển Florida cũng như trong eo biển hẹp giữa Florida và Cuba. Một số khác đã chú ý đến các dòng hải lưu ở Bắc Đại Tây Dương trong hơn 100 năm tiếp đó. Tuy nhiên không một ai vẽ hải đồ, lập bản đồ hay tích hợp những quan sát cá nhân vào một hệ thống tổng quát, tầm cỡ Đại Tây Dương với những dòng hải lưu khổng lồ.

Vào năm 1769, các công chức của Anh ở Boston đã viết thư gửi đến London để than phiền rằng các tàu chở thư (những chiếc tàu hải quân cỡ nhỏ mang theo hành khách và thư tín đến các thuộc địa) phải mất them 2 tuần trong chuyến hành trình xuyên Đại Tây Dương nếu so với các tàu buôn của Mỹ.           Benjamin Franklin, một đại diện người Mỹ tại London vào thời điểm đó, đã nghe thấy báo cáo này và không tin nổi vào tai mình. Các tàu chở thư là những chiếc tàu chạy nhanh hơn, nổi nhiều hơn trên mặt nước và cũng được trang bị thủy thủ đoàn tốt hơn so với các tàu buôn thuộc tiểu bang Rhode Island. Franklin đã nhắc đến bản báo cáo đó với một thuyền trưởng tàu buôn Rhode Island khi ông ta đang cho tàu dỡ hang ở London. Vị thuyền trưởng này khẳng định đó là sự thật và thực tế ấy diễn ra do các tàu săn cá voi ở Rhode Island đã lưu ý với các thuyền trưởng tàu buôn Mỹ về dòng hải lưu Vùng Vịnh, dòng hải lưu có vận tốc 6 dăm /giờ, chảy từ hướng đông New-York và New England đến Anh. Các thuyền trưởng Mỹ hiểu rõ phải hướng bánh lái theo phương Bắc hay phương nam trên các chuyến hành trình xuôi về phương Tây để tránh đi ngược với dòng chảy mạnh mẽ này. Khi Franklin kiểm tra lại thì DHLVV không hề xuất hiện trên các tài liệu vận chuyển đường biển của Hải quân Anh. Fanklin bắt đầu phỏng vấn các thuyền trưởng tàu buôn và tàu săn cá voi, ghi chú trên trên bản đồ và vẽ hải đồ kinh nghiệm của họ đối với DHLVV. Các tàu săn cá voi đặc biệt hiểu rõ dòng hải lưu này vì lũ cá voi thường tụ tập dọc theo các rìa của dòng hải lưu. Vào năm 1770 Franklin chuẩn bị các bản đồ và mô tả chi tiết của dòng hải lưu này. Tuy nhiên, Hải Quân Anh và các thuyền trưởng tàu buôn không tin tưởng ông và từ chối xem lại những thong tin do ông cung cấp. Vào năm 1773, sự căn thẳng gia tăng giữa Anh và các thuộc địa buộc Franklin phải che giấu những phát hiện mới của mình tại Anh. Franklin bắt đầu đo nhiệt độ nước một cách đều đặn trên mỗi chuyến hành trình xuyên Đại Tây Dương. Vào năm 1783, ông đã tiến hành 8 chuyến đi như vậy và ghi chú chính xác từng hải trình mình đã đi qua cũng như đánh dấu các thông số nhiệt độ trên bản đồ của tàu.
Trong chuyến đi cuối cùng từ Pháp đến Mỹ, Franklin đã nói chuyện với thuyền trưởng của tàu về việc lần theo đường rìa của DHLVV. Cách di chuyển này đã khiến hành trình bị chậm lại, bởi lẽ tàu phải di chuyển theo hình chữ chi, sử dụng nhiệt độ nước ấm trong DHLVV và nhiệt độ nước lạnh hơn ở bên ngoài để lần theo đường rìa của nó. Vị thuyền trưởng còn cho phép Franklin tiến hành đo thông số nhiệt độ bề mặt và bên dưới bề mặt (20 đến 40 sải). Franklin chính là người đầu tiên nghĩ đến độ sâu (và thể tích) của một dòng hải lưu. Franklin khám phá ra DHLVV đã rót một khối lượng lớn nước ấm (nóng) từ vùng nhiệt đới Caribbe đến phía bắc Châu Âu để sưởi ấm bầu khí hậu tại đây. Ông bắt đầu nghiên cứu sự tương tác giữa gió và dòng hải lưu cũng như giữa các dòng hải lưu và thời tiết. Thông qua những mẫu giấy ngắn gọn do ông viết để mô tả dữ liệu về DHLVV mà ông thu thập được, Franklin đã thu hút sự chú ý và quan tâm của giới khoa học đối với các dòng hải lưu cũng như ảnh hưởng của chúng đối với khí hậu toàn cầu. Mô tả của ông về DHLVV đã được công bố một cách chi tiết nhất khi nhà khoa học người Đức, Alexander Von Humbolt, xuất bản cuốn sách của ông vào năm 1814 về dòng hải lưu này, căn cứ trên những kết quả đo lường của ông sau hơn 20 chuyến hành trình xuyên Đại Tây Dương. Hai công trình nghiên cứu này đã mạng lại điểm khởi đầu cho nghành hải Dương Học hiện đại.




Thế Anh