Các Đầu Đạn Nguyên Tử của Mỹ Tại Thổ Nhĩ Kỳ

Ngày:20/07/2016  
Trong số nhiều câu hỏi vẫn chưa có lời đáp sau cuộc đảo chính hôm thứ Sáu ở Thổ Nhĩ Kỳ  mà trong đó có những tác động an ninh quốc gia đối với Hoa Kỳ và phần còn lại của thế giới: được đề cập đến là sự  an toàn của những quả bom Hydro của Mỹ đang được bảo quản tại một căn cứ không quân Thổ Nhĩ Kỳ?.

Căn cứ không quân Incirlik Airbase, ở phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, là kho chứa chứa vũ khí hạt nhân lớn nhất của NATO. Vào sáng thứ bảy, Đại sứ quán Mỹ tại Ankara đã ban hành một "tin nhắn khẩn cấp cho các công dân Hoa Kỳ," cảnh báo rằng nguồn điện bị cắt tại căn cứ Incirlik  "chính quyền địa phương đang phủ nhận những biến động tại cơ sở này.

Incirlik đã buộc phải khởi động máy phát điện dự phòng; các chiến đấu cơcủa Không quân Hoa Kỳ đang đóng quân tại đó đã bị cấm không được cất hoặc hạ cánh; và mức báo động đã tăng lên fpcon Delta, mức cảnh báo cao nhất, đây là mức độ dành cho một cuộc tấn công khủng bố đã xảy ra hoặc có thể sắp xảy ra.

Bom nguyên tử  B-61 của Mỹ đang được triển khai tại nhiều quốc gia NATO
Vào ngày Chủ Nhật, chỉ huy căn cứ Incirlik này là tướng Bekir Ercan Van, và chín sĩ quan Thổ Nhĩ Kỳ khác tại đây đã bị bắt giữ với cáo buộc hỗ trợ cuộc đảo chính. Theo văn bản này, các chuyến bay của Mỹ đã được phép trở lại tại căn cứ, nhưng nguồn điện vẫn trong tình trạng bị cắt.

Theo Hans M. Kristensen, Giám đốc Dự án thông tin hạt nhân thuộc Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, hầm ngầm tại Incirlik đang giữ khoảng năm mươi đầu đạn hạt nhân B-61 và 25% của các loại vũ khí Nhiệt hạch trong kho dự trữ của NATO. Sức công phá của B-61 đã được điều chỉnh cho phù hợp với các nhiệm vụ đặc biệt. Những quả bom tàn phá Hiroshima có sức công phá tương đượng 15 ngàn tấn thuốc nổ TNT, nhưng khi mang ra so sánh với Bom B-61 tại căn cứ Incirlik thì công suất của nó được điều chỉnh từ 0,3 đến 170 ngàn tấn thuốc nổ TNT.  Căn cứ Incirlik được Quân đội Mỹ xây dựng từ thời chiến tranh thế giới II, Khi Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập NATO vào năm 1952, nơi này trở thành căn cứ quân sự rất quan trọng của Mỹ trong thời chiến tranh lạnh với Liên Xô. Khoảng cách từ Incirlik đến phần lãnh thổ của Liên Xô chỉ mất một giờ bay và các đơn vị hạt nhân này được lắp trên các máy bay chiến đấu của Mỹ, máy bay ném bom, và máy bay do thám U-2 . Cũng giống như tại nhiều căn cứ khác của khối NATO, hay những nơi chứa vũ khí hạt nhân khác của Mỹ. Chiến lược của Khối NATO phụ thuộc vào vũ khí hạt nhân để làm đối trọng thách thức các lực lượng thông thường của Liên Xô, các mối đe dọa từ một cuộc tấn công nguyên tử được cho là sẽ ngăn chặn các xe Tank của Liên Xô tiến vào lãnh thổ NATO, điều này giúp củng cố Khối liên minh quân sự lớn nhất Hành tinh này , đây là một bằng chứng hữu hình rằng, Hoa Kỳ sẽ mở một cuộc tấn công hạt nhân để bảo vệ các quốc gia đồng minh.

Vào giữa năm 1960, có hơn 7000 đầu đạn hạt nhân của Mỹ được triển khai tại tây Âu, Hy lạp, và Thổ Nhĩ  Kỳ. Với mọi kích cỡ, hình dạng cũng như sức công phá, công dụng chiến thuật: Đầu đạn, Bom, bom Khoan, đạn pháo, thậm chí một loại hạt nhân nhỏ được lắp trên một khẩu súng cối vác vai thông thường.

Các đơn vị vũ khí về mặt kỹ thuật sẽ được các sĩ quan quân đội Mỹ giám sát và sẵn sàng bàn giao cho NATO sử dụng. Tuy nhiên việc lưu giữ các loại vũ khí này không giống như sự kiểm soát của họ, vào năm 1960, một phái đoàn của thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đến thăm châu Âu đã bị sốc khi nhìn thấy một quả bom Hydro đang được lắp trên một máy bay của Đức và phi công Đức vận hành trong trạng thái báo động của Radar máy bay, và một đầu đạn nhiệt hạch đang được điều khiển bởi một đội ngũ là người Ý, trong khi các đơn vị vũ khí hạt nhân khác không phải do người Mỹ vận chuyển trên một phương tiện không phải của Mỹ. Hành vi trộm cắp hay sử dụng các loại vũ khí của các đồng minh NATO đã trở thành một mối quan tâm nghiêm trọng. "Sự trung thành chủ yếu của các vệ sĩ ?, tất nhiên, chính là quốc gia riêng của họ, chứ không phải Hoa Kỳ," phái đoàn Thượng viện đã cảnh báo trong một báo cáo được đặc biệt. Hai năm sau đó, trong cuộc Khủng hoảng tên lửa Cuba, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó là ông Robert McNamara lo ngại rằng các sĩ quan Thổ Nhĩ Kỳ có thể bắn thử một số tên lửa hạt nhân của NATO vào Liên Xô mà không cần sự cho phép hay ra lệnh từ sự giám sát của Mỹ, để phá hoại các tên lửa, bằng cách nào đó, nếu có ai cố gắng phóng những vũ khí này. Sau đó một công tắc mã hóa được tiến hành đặt bên trong những quả bom hydro của NATO.

Những bộ chuyển mạch còn được gọi là Permissive Action Links (pals) được thiết kế để cản trở việc sử dụng vũ khí trái phép, bom sẽ không nổ nếu những người vận hành không nhập đúng mã số, nhưng các mật mã này có thể bị phá vỡ nếu một người nào đó có những kỹ năng thích hợp. Khi hai đồng minh trong khối NATO là, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, đã ở trên đỉnh của bờ vực chiến tranh năm 1974,  Hoa Kỳ đã bí mật lấy ra tất cả các loại vũ khí hạt nhân của NATO từ Hy Lạp và cắt dây các thiết bị vận hành vũ khí hạt nhân được lưu trữ ở Thổ Nhĩ Kỳ, khiến chúng không thể hoạt động.

Phần lớn nhờ vào chinh1 sách cắt giảm vũ khí hạt nhân dưới thời của Tổng thống George H. Bush và Tổng thống George W. Bush, Hoa Kỳ hiện nay có khoảng 180 vũ khí hạt nhân được triển khai với NATO, tất cả chúng đều là bom B-61. Ngoài căn cứ Incirlik, các loại vũ khí này được lưu trữ tại các căn cứ ở Đức, Hà Lan, Bỉ và Ý. Ngày nay, biểu tượng của những quả bom hạt nhân trở nên quan trọng hơn nhiều so với các tiện ích quân sự khác; tên lửa mang đầu đạn hạt nhân đạt được mục tiêu nhanh hơn, đáng tin cậy hơn, và với độ chính xác lớn hơn nhiều. Những người ủng hộ giữ lại vũ khí hạt nhân tại NATO cho rằng bom B-61 chứng minh cam kết lâu dài của Mỹ danh cho liên minh, đe dọa Nga, và làm nản lòng các thành viên NATO có ý định phát triển bom hydro của riêng mình. Những người phản đối vũ khí hạt nhân, như Frank-Walter Steinmeier, Ngoại trưởng Đức, xem chúng là "hoàn toàn vô nghĩa" -và là một mục tiêu hấp dẫn đối với những kẻ khủng bố. Với một vài giờ sử dụng đúng công cụ được đào tạo, bạn có thể mở một trong những căn hầm kho vũ khí hạt nhân của NATO, loại bỏ vũ khí, và loại bỏ hệ thống pal bên trong nó. Trong vài giây, bạn có thể đặt một thiết bị nổ trên đầu một hầm bảo quản, phá hủy các vũ khí, và tung ra đám mây phóng xạ gây chết người. Nên biết rằng Bom hydro của NATO vẫn còn được bảo quản bởi quân đội của các nước chủ nhà. 

Trong năm 2010, các nhà hoạt động hòa bình đã trèo qua một hàng rào tại căn cứ Kleine Brogel Airbase, ở Bỉ, họ xâm nhập cắt ngang qua một hàng rào thứ hai, bước vào nơi quan trọng của lớp bảo vệ kho vũ khí hạt nhân, họ đã dán những biểu tượng chống hạt nhân lên các bức tường, và đi thơ thẩn quanh cơ sở trong hơn một giờ, và đã đăng video xâm nhập lên YouTube. Đoạn video cho thấy những người lính Bỉ trong hàng bảo vệ cuối cùng đã chống lại họ bằng một khẩu súng không nạp đạn. Mối quan tâm an ninh tại căn cứ không quân Incirlik gần đây là một nhắc nhở lớn cho chu vi hàng rào bao quanh khu vực lưu trữ vũ khí hạt nhân.

 Incirlik khoảng bảy mươi dặm từ biên giới Syria,  kể từ tháng Mười các máy bay không người lái của Mỹ đã lấy nơi này làm trụ sở tấn công lực lượng ISIS. Đồng thời căn cứ Incirlik rất gần với khu vực đang bị kiểm soát bới phiến quân. 2000 nhân viên quân sự Hoa Kỳ vẫn đóng quân ở đó. Mặc dù Incirlik có thể chứa vũ khí hạt nhân nhiều hơn bất cứ căn cứ NATO nào khác, và nó không có bất kỳ máy bay Mỹ hay Thổ Nhĩ Kỳ được trang bị để vận chuyển chúng đi trong tình huống khẩn cấp. Những quả bom này hiện đang nằm tại căn cứ ngầm, chờ đợi để được sử dụng hoặc sử dụng sai mục đích.



Thế Anh