Volksgerichtshof : Phiên Tòa Nhân Dân Của Đức Quốc Xã

Ngày:13/02/2016  
Ảnh thẩm phán và bồi thẩm đoàn của phiên tòa nhân dân trong vụ xét xử âm mưu ám sát Hitler tại Hang Sói đang chào kiểu chào của Đức Quốc Xã khi chuẩn bị xét xử các bị cáo vào năm 1944 ,thẩm phán ở vị trí trung tâm là Roland Freisler.
Phiên tòa nhân dân của Đức Quốc Xã là một phiên tòa nằm ngoài sự hoạt động của khung pháp luật trong hiến pháp của Đức ,nó ban đầu được đặt trụ sở tại tòa nhà Preußisches Herrenhaus tại Berlin về sau được dời đến tòa nhà hoàng gia Wilhelms-Gymnasium tại quảng trường Potsdamer Platz

Phiên tòa được gây dựng theo lệnh của Hitler vào năm 1934 khi ông ta không hài lòng về vụ tha bổng cho những người bị phán xét là có liên quan đến vụ đốt tòa nhà quốc hội Đức ,tòa án này còn có quyền hạn lớn khi ngoài việc xét xử những tội phạm chính trị thông thường còn các loại tội phạm khác như làm kinh tế ngầm ,làm việc chậm ,những người theo chủ nghĩa thất bại (hay chỉ những người lính Đức từ chối chiến đấu cho nước Đức Quốc Xã vì biết chắc rằng mình sẽ chết trên chiến trường hoặc lý do khác ,những kẻ không tin vào chiến thắng của nước Đức ) và âm mưu lật đổ Hitler .Những tội này được chiếu trong điều luật Wehrkraftzersetzung (làm mất khả năng phòng vệ ) mà chọn khung hình phạt nghiêm khắc cho từng tội danh ,đa số các trường hợp đều bị các thẩm phán phán quyết án tử hình

Đã có rất nhiều bị cáo bị thẩm phán chủ tọa Roland Freisler kết án tử hình tại tòa án này trong đó có vụ ám sát Hitler tại Hang Sói với sự tham gia của Đại tá Claus von Stauffenberg và Thống Chế Rommel bị nghi ngờ dính dáng vào ngày 20/7 1944 ,nhiều người bị kết án tử hình đều bị thi hành án tại nhà tù Plötzensee .Việc xét xử của phiên tòa này thường bất công hơn các phiên tòa xét xử lưu động thông thường ví dụ trong vụ án Sophie Scholl và các đồng chí ,thẩm phán nhanh chóng đưa ra phán quyết mà không thèm xem xét các bằng chứng mà các bên đưa ra .

Thẩm phán của tòa án còn kiêm luôn chức năng công tố viên ,tự ý truy tố và buộc tội bị cáo sau đó tự động tuyên án mà không căn cứ vào lời bào chữa của hội đồng luật sư .Mặc dù nước Đức Quốc Xã không phải là một nhà nước Pháp Quyền ,nhưng tòa án nhân dân Đức Quốc Xã đã ngang nhiên xem thường các tiêu chuẩn được thừa nhận của luật pháp hay công lý và cố ý xem thường nghĩa vụ pháp lý hay đạo đức của tòa án nên nó thường được xếp là một tòa án Kanguru hay còn gọi là tòa án giả hiệu





( Nguồn: Hội những Người Đam Mê World War I-II )www.Zcomity.com