Viễn Vọng kính Kepler Khám Phá ra Hành Tinh Kepler-452b Giống Với Trái Đất Nhất Từ Trước Tới Nay

Ngày:24/07/2015  
 Ảnh So sánh sự giống nhau của Trái Đất và mặt Trời  so với ngôi sao và hành tinh Kepler-452b : NASA 
Zcomity (23/7/2015)  Viễn Vọng kính Kepler vừa khám phá ra một hành tinh giống với trái đất nhất từ trước tới nay đang xoay quanh một ngôi Sao riêng của nó mất 385 ngày có khoảng cách quỹ đạo giống với khoảng cách từ trái đất đến mặt Trời của chúng ta. Hành tinh này cách Trái Đất 1.400 năm ánh sáng  thuộc chòm Sao Cygnus ,đây là hành tinh mới nhất được phát hiện nằm trong hệ thống của viễn vọng kính Kepler -452  được gọi là Kepler -452b kích thước của nó lớn hơn 60% so với trái Đất , nhưng vẫn chưa biết rõ về khối lượng và thành phần vật chất của nó , các nhà nghiên cứu tin rằng nó giống như là một thế giới Đá .



 Ngôi sao mẹ của Kepler-452b thuộc loại "G" giống với mặt trời của chúng ta , nó khoảng 6 tỷ năm tuổi ,già hơn trái đất 1,5 tỷ năm ,có khối lượng  lớn hơn mặt trời  10% và phát sáng mạnh hơn 20% ,Kepler 452b chỉ nhận được  hơn 10% năng lượng từ ngôi sao mẹ của nó so với trái đất đến mặt Trời của chúng ta .Kể từ khi viễn vọng kính Kepler được phóng quỹ đạo năm 2009 ,Kepler đã phát hiện ra 4,696 hành tinh tiềm năng , khoảng 1000 trong số đó được xác nhận đủ tính chất để gọi là hành tinh (Planet), trong số các hành tinh này, có 12 (Planet) có kích thước và quỹ đạo xoay quanh ngôi sao giống với trái đất.
Ảnh ; Viễn Vọng Kính Kepler của Nasa
Các nhiệm vụ cung cấp dữ liệu giúp tái xác định lại cách nhìn nhận của chúng ta về hệ thống các hành tinh và ngôi sao trong thiên hà. Các nhà Khoa học sẽ sử dụng dữ liệu này để tiếp tục khám phá trong những năm tới .

The Anh Nguyen   (Nguồn Nasa)

www.Zcomity.com