Hoa Kỳ Tiên Tiến Hoá B-1B Cho Đòn Tấn Công Chớp Nhoáng Trên Toàn Cầu

Ngày:21/05/2015  

B-1B TẤN CÔNG CHỚP NHOÁNG TOÀN CẦU

Các chuyên gia Nga phân tích về việc Mỹ Nâng Cấp máy bay ném bom Tầm Xa chiến lược cũng như khả năng thực hiện đòn tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu.

Đánh Thức Thần Chết 

Hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới Boeing của Mỹ tuyên bố sẽ hiện đại hóa các máy bay ném bom tầm xa B-1B Lancer ( đã được đưa vào phục vụ từ năm 1985) để phù hợp với kỷ nguyên công nghệ số. Theo kế hoạch, máy bay sẽ được trang bị hệ thống tác chiến tích hợp đồng bộ trong khuôn khổ học thuyết “đòn tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu” của Mỹ. 

B-1B, có khả năng bay với vận tốc 1.500 km/h, tương đương 1,25 lần vận tốc âm thanh. Nó được trang bị công nghệ tàng hình với lớp sơn đặc biệt làm giảm tối thiểu sự phản hồi của sóng radar. Mỗi chiếc B-1B Lancer dài 44,5 m, cao 10,4 m, với sải cánh 24 m khi cụp và 42 m khi xòe. Bốn động cơ phản lực General Electric F101-GE-102 để tạo lực đẩy cho phi cơ. Nó có khả năng bay với vận tốc 1.335 km/h ở độ cao trên 15.000 m và 1.100 km/h ở độ cao 60 tới 152 m. máy bay này có Phạm vi hoạt động 12.000 km. tải trọng cất cánh rỗng của B-1B Lancer là 87 tấn, tải trọng tối đa 216,4 tấn. Nó có thể mang 57 tấn vũ khí, bao gồm 34 tấn bom ở các khoang chứa trong thân và 23 tấn vũ khí dưới các giá treo bên ngoài. B-1B có khả năng ném tất cả các loại bom, bao gồm cả bom nguyên tử chiến lược và chiến thuật. Tùy theo điều kiện hoạt động, cánh của B-1B Lancer có khả năng duỗi thẳng hoặc gấp chéo lại, giúp nó trở nên linh động hơn khi tham chiến.


_______________________________________ 

Hệ thống này sẽ là nền tảng để tiếp tục hiện đại hóa trong tương lai, với màn hình hiển thị kỹ thuật số và thiết bị liên lạc toàn cầu. Việc hiện đại hóa này được kỳ vọng là sẽ giúp B-1B tiếp tục phù hợp với các yêu cầu trong nhiều năm tới.

Trong tháng Tư vừa qua, Ngũ Giác Đài đã công bố sẽ đưa B-1B trở lại thành phần của Bộ chỉ huy " tấn công toàn cầu " thuộc Không quân Mỹ. Theo như kế hoạch trên , 60 Chiếc B-1B cùng 7.000 người sẽ được chuyển giao cho bộ chỉ huy trong vòng một năm.

Ngũ Giác Đài cho biết thêm điều này sẽ giúp thống nhất cả 3 lực lượng máy bay ném bom chiến lược hiện có là B-52 Stratofortress, B-1B Lancer và Northrop B-2 Spirit với các máy bay ném bom tương lai đang được nghiên cứu chế tạo theo chương trình LRSB (máy bay ném bom tấn công tầm xa).

Bộ chỉ huy "tấn công toàn cầu " của Không quân Mỹ bắt đầu hoạt động từ ngày 10/8/2009 với trụ sở tại căn cứ không quân Barksdale thuộc tiểu bang Lousiana. Lực lượng này có các máy bay ném bom chiến lược B-52 và B-2 (hiện nay bổ sung thêm B-1B), các đơn vị được trang bị tên lửa đạn đạo Liên lục địa bố trí trên mặt đất cũng như các loại vũ khí truyền thống khác như bom phá boongke.Quân số của bộ chỉ huy vào khoảng 23.000 người. Giới quân sự Mỹ đánh giá lực lượng này sẽ đảm bảo nhiệm vụ kiềm chế hạt nhân chiến lược và tác chiến tấn công toàn cầu. 

Điều đáng chú ý là ngay từ ngày 21/1/2014, Boeing đã thông báo chuyển giao cho Không quân Mỹ chiếc B-1B hiện đại hóa đầu tiên với những lời quảng cáo rằng hệ thống tác chiến tích hợp (IBS) đã biến B-1B thành một máy bay hoàn toàn mới có màn hình màu, bản đồ địa hình điện tử và hệ thống dự báo.

Boeing cũng giới thiệu IBS với khả năng liên lạc an toàn và nhanh cho phép kíp lái nhanh chóng nắm bắt tình hình và dễ dàng thực hiện nhiệm vụ hơn.

Tháng 2/2015, truyền thông cũng đưa tin Boeing đã nhận được đơn đặt hàng từ Không quân Mỹ về việc hiện đại hóa cả máy bay ném bom B-52 bằng công nghệ digital.

Đòn Tấn Công Chớp Nhoáng 

Câu hỏi mà các chuyên gia Nga đặt ra là liệu, có phải bằng cách hiện đại hóa, Mỹ muốn đưa các máy bay ném bom cả siêu thanh và cận âm tham gia học thuyết "tấn công toàn câu trong chớp nhoáng", vố tính tới khả năng tấn công bất kỳ mục tiêu nào trên toàn thế giới, trong vòng một giờ? , trước khi trả lời câu hỏi này, người Nga nhắn tới dự án LRSB của Mỹ đang nghiên cứu chế tạo một loại máy bay ném bom chiến lược mới phù hợp với học thuyết nói trên cũng như thay thế cho chính B-1B và B-52 (phục vụ từ năm 1955). Trước đây dự án này còn có các tên gọi khác nhau như NGB (Máy bay ném bom thế hệ tiếp theo) hay 2018 Bomber. Dù đặc kế hoạch đưa mẫu máy bay mới vào phục vụ trogn năm 2020, cho đến nay, Mỹ vẫn chưa lựa chọn được mẫu thiết kế cuối cùng. Người  Mỹ muốn mẫu máy bay ném bom mới này có tốc độ cân âm, bởi theo họ, tốc độ như vậy cho phép tiết kiệm nhiêu liệu một cách tối đa cũng như tiết kiệm chi phí nghiên cứu chế tạo và sản xuất.
Ngoài LRSB, Quân đội Mỹ hiện đang dành tiền cho một số dự án lớn khác như chương trình chế tạo tàu ngầm hạt nhân trang bị Hỏa tiễn đạn đạo thế hệ mới để thay thế các tàu lớp Ohio, hay chương trình chế tạo động cơ hỏa tiễn nhiên liêu lỏng tương tự RD-180 của Nga cho các hỏa tiễn đẩy Atlas V..

Thiết kế mới của các máy bay chiến lược của Mỹ dành cho tương lai.. vẫn là điều bí mật!
Dù đã đặt ra kế hoạch đưa mẫu máy bay mới vào phục vụ trong năm 2020, cho đến nay Mỹ vẫn chưa quyết định lựa chọn được mẫu thiết kế cuối cùng.

Ông Oleg Panteleev là chuyên gia của Nga cho rằng về mặt logic thì Mỹ tiến hành hiện đại hóa các máy bay ném bom để đối phó với các vũ khí tên lửa hiện đại nhất tương tự như các loại Mỹ đã và sẽ đưa vào sử dụng cho không quân. Theo đó, máy bay phải có độ "bộc lộ" tối thiểu, được trang bị các công nghệ kỹ thuật số hiện đại nhất liên quan tới dẫn đường, phát hiện mục tiêu, truyền tải dữ liệu, thông tin, trong đó có số liệu tình báo.

Thế Anh.